Thế Giới

Trái dâu khổng lồ phá kỷ lục thế giới

Friday, 22/05/2015 - 08:50:28

Trái dâu cao gần 8 cm, dài khoảng 12 cm, chu vi 25-30 cm. Loại dâu do ông Nakao trồng là giống dâu nội địa của Nhật có tên Amaou. Sau khi được tổ chức GWR công nhận là trái dâu lớn nhất thế giới, ông Nakao đã đem trái dâu cho con gái, vì muốn con gái là người đầu tiên được nếm trái dâu. Cô bé đã ăn thử và nói "oishii" (ngon quá đi mất!).

FUKUOKA – Một trái dâu strawberry được trồng bởi ông Koji Nakao, nông dân ở Fukuoka, Nhật Bản, đã phá kỷ lục thế giới mới với cân nặng 250 gram. Theo tổ chức Kỷ lục Thế giới Guinness GWR, hôm 15 tháng 5 vừa qua, ông Nakao đã liên lạc với tổ chức này sau khi phát hiện một trái dâu khổng lồ khi đang thu hoạch. Ông đã gởi trái dâu này cho văn phòng GWR ở Tokyo.
Trái dâu cao gần 8 cm, dài khoảng 12 cm, chu vi 25-30 cm. Loại dâu do ông Nakao trồng là giống dâu nội địa của Nhật có tên Amaou. Sau khi được tổ chức GWR công nhận là trái dâu lớn nhất thế giới, ông Nakao đã đem trái dâu cho con gái, vì muốn con gái là người đầu tiên được nếm trái dâu. Cô bé đã ăn thử và nói "oishii" (ngon quá đi mất!).
Theo GWR, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trái dâu đột biến. Ví dụ như sương giá ảnh hưởng đến hoa dâu tây khi thụ phấn. Trong trường hợp này, nhiều trái dâu đã phát triển rồi hợp nhất lại, tạo thành một trái dâu kích thước khổng lồ. Hiện tượng đột biến tương tự từng xảy ra với cà chua. Cách đây 32 năm, kỷ lục trái dâu strawberry nặng nhất thế giới thuộc về ông G.Andersen ở ở Folkstone, Anh năm 1983. Quả dâu này nặng 231 gram.

Bờ sông phát sáng nhờ vi sinh vật
TASMANIA - Sự tập trung đông đảo của một loại sinh vật phù du khiến một con sông ở Tasmania, Úc, phát ánh sáng xanh dương huyền ảo vào ban đêm. Bờ sông Derwent ở phía nam hòn đảo Tasmania, đã phát ra ánh sáng rực rỡ trong những ngày vừa qua. Ánh sáng rực rỡ này bắt nguồn từ hàng triệu sinh vật phù du phát quang sinh học.
Nhiếp ảnh gia Jo Malcomson cho biết bà từng nhìn thấy hiện tượng này trong khu vực, nhưng mức độ tập trung cao như thế này là điều khá khác thường. Vi sinh vật Noctiluca scintillans có đặc điểm phát quang sinh học, sinh ra ánh sáng trong tế bào khi môi trường sống của chúng bị làm xáo trộn. Quá trình này tạo ra ánh sáng xanh kỳ ảo ở những nguồn nước nơi chúng sinh sống.
Hiện tượng hiếm này đã thu hút sự chú ý của hàng trăm người dân địa phương. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo đây có thể là dấu hiệu của sự biến đổi khí hậu. Khi vùng biển phía Nam bán cầu ấm dần, nhiệt độ tại đây đủ để Noctiluca tồn tại và phát triển. Chúng xuất hiện lần đầu tiên năm 1994 và kể từ đó hiện tượng trái đất nóng lên đã đẩy mạnh hoạt động của dòng hải lưu Đông Australia, đẩy nước ấm về khu vực Tasmania.
Loài Noctiluca còn phát triển mạnh khi nồng độ nitrogen và phosphorous tăng cao, vốn là 2 hóa chất phát xuất từ nước thải nông nghiệp. Nhà khoa học Gustaaf Hallegraeff của Đại học Tasmania nói rằng, Noctiluca tạo ra những dòng sông lấp lánh, nhưng chúng cũng có thể giết chết cá. Sự gia tăng số lượng Noctiluca sẽ làm đảo lộn các chuỗi thức ăn, khiến vi sinh vật mất nguồn thức ăn và cá chết vì giảm oxy

 

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT