Chuyện Nước Pháp

Tranh cử tổng thống Pháp vòng cuối giữa Macron và Le Pen

Tuesday, 25/04/2017 - 10:25:45

Hai ứng cử viên vào vòng cuối được Tổng Thống Francois Hollande mời đến tham dự buổi lễ cùng với nhiều viên Bộ Trưởng. Buổi lễ được chiếu đi chiếu lại nhiều lần trên các đài truyền hình.

Bài NGỌC DIỄM

Vào ngày thứ Ba, có buổi lễ long trọng tưởng niệm viên cảnh sát Xavier Jugelé, 37 tuổi, tử trận nơi chiến trường gìn giữ an ninh cho dân chúng Pháp. Ông được thăng chức cấp sĩ quan và lãnh huy chương Danh Dự dành cho người hy sinh vì tổ quốc. Bạn đời của ông cũng là một người đồng giới tính lên đọc đoạn văn tưởng niệm khá lâu thật cảm động. Quốc kỳ được treo thành cờ rũ trên toàn quốc nước Pháp nơi những đồn bót của cảnh sát ngay từ tối thứ Sáu sau khi người phục vụ đất nước qua đời hôm tối thứ Năm. Kể từ năm 2015 đến nay, có sáu vị cảnh sát bị khủng tặc ám hại gồm bốn nam và hai nữ. Hai ứng cử viên vào vòng cuối được Tổng Thống Francois Hollande mời đến tham dự buổi lễ cùng với nhiều viên Bộ Trưởng. Buổi lễ được chiếu đi chiếu lại nhiều lần trên các đài truyền hình.
 

Chân dung viên cảnh sát được thăng trật lên cấp Đại Úy và gắn huy chương Danh Dự tượng trưng.

Chúng ta trở lại với cuộc vận động tranh cử tiếp tục cho vòng cuối chỉ còn hai vị tranh nhau chức tổng thống cho nhiệm kỳ 2017-2022. Khi vừa nghe tin mình đậu số 1 với tỷ số 24% phiếu bầu, ông Macron lên sân khấu tuyên bố thẳng rằng trong vòng 15 ngày nữa ông muốn là vị tổng thống của những người ái quốc chống lại bọn người theo chính sách bế quan tỏa cảng (patriotes contre nationalistes). Trong rừng cờ tam tài bay phấp phới, ông và phu nhân tóc vàng kiểu bom-bê trông thật trẻ trung cùng nắm tay lên sân khấu chào mừng những người theo phong trào Tiến Bước.


Sau đó, ông bà Macron đã lên xe được hộ tống cẩn mật bởi mô tô cảnh sát đến ăn mừng trong một quán ăn tại khu sang trọng Montparnasse. Đêm Chủ Nhật khi đó đã bước qua ngày thứ Hai tuần này. Chỉ vì tin tức chờ đợi sự tổng hợp và chính thức thông báo của bộ Nội Vụ qua đài số 2 khá lâu lắc.

Khi bị chỉ trích ăn nhậu quá sớm, phát ngôn viên của ông Macron vội lên tiếng trả lời rằng không có gì là quá đáng. Đó là sự tưởng thưởng cho công lao của bao người tay chân thân tín ủng hộ và giúp đỡ ông chủ tương lai của điện Elysée trong bước đầu thắng trận. Nhiều kẻ nhanh mồm lẻo mép còn gán cho Hội Tiến Bước điệu này sẽ ra sao nếu thắng cử tổng thống, chắc là còn tổ chức đại tiệc đến đâu. Kiểu như cựu Tổng Thống Sarkozy sau khi đắc cử liền mời mọc đồng bọn nhà giàu chủ du thuyển cùng nhau chia chác vui vẻ!

Riêng bà Le Pen thì tự xưng, “Tôi là ứng cử viên của quần chúng (candidate du peuple).”
Đảng Xã Hội với ông Benoit Hamon chỉ được 6.5% cộng với đảng cực Tả dân Pháp bất khuất Jean Luc Mélenchon là 19.5%. Báo chí phê bình đây là hai vị lãnh đạo ngốc nhất nước! Nếu hai vị hợp lại đấu nhau với phe cực Hữu của bà Le Pen thì họ đã về đầu và Macron về nhì vì 19.6% + 6.5% = 26.1 %. Thật không ngờ sứ quân chia rẽ lại tai hại đến thế, đảng Mặt Trận vậy là đã biến mất ngay từ vòng Một chứ đâu còn dây dưa qua tới vòng cuối mới bị điểm mặt tố cáo. Tất nhiên số 1 là các phe Tả hoà hợp được 26%, phe Chiến sĩ Tiến Bước 24%, phe Mặt Trận 21% văng rồi. Thôi thì số trời đã định phải qua vòng hai thì các phe phái Tả Hữu xúm nhau dồn phiếu hết cho ông Macron không trái, không phải, không đứng giữa mà là Đoàn Kết người yêu nước.

 
 

Bà Le Pen tỏ vẻ ngậm ngùi khi hay tin cảnh sát bị khủng tặc giết chết ngày thứ Ba

Cho đến hôm nay, dù sao đi nữa, con số thăm dò cử tri quyết định sẽ bầu ai vào vòng hai cho thấy ông Macron tiến xa gấp đôi bà Le Pen. Theo hãng chuyên môn Ipsos/ Sopra Steria thì có 62% cử tri cho hay sẽ bầu ông Macron sau vòng 1, còn lại là 38% cho bà Le Pen. Khi chia phiếu của vòng 1 chúng ta cũng hé thấy con số trùng khớp với vòng 2 tương lai vì dân chúng quả quyết không thay đổi cách chọn lựa của họ theo thời thế đẩy đưa. Với căn bản 24% sẵn có, ông Macron sẽ thừa hưởng thêm 38% đến từ 26% nói trên của hai vị đại ngốc nói trên; 12% còn lại đến từ phe Hữu của đảng Cộng Hoà trong khi 8% sẽ đem cho bà Le Pen. Như vậy bà này có sẵn 21% + 8 là 29 % và thêm vào 9% còn lại của các nhóm lẻ tẻ để lên tới 38%.

Chợ phiên chơi Bourse Paris lên giá ào ạt và đồng Âu Kim Euros vững chắc hơn bao giờ hết khi tin ông Macron về nhất tua đầu tung ra. Dự tính ra khỏi khối Âu Châu theo kiểu bà Le Pen đưa ra sẽ làm Pháp mất mạng về kinh tế nên không thể được chấp nhận bởi đa số dân chúng.

Phe Hữu đá văng ông Fillon ra khỏi đảng Cộng Hoà cũng là chuyện hợp lý. Phe Tả méo mó với ông Hamon quá lý tưởng khi đưa ra lương tháng gần như cho không cho lớp trẻ. Phe cực Tả của Jean Luc Mélenchon thì đi chệch hướng quá nhiều nên cũng khó được lòng dân.

Cuối cùng, nhìn về cựu chủ nhân nhà băng trẻ tuổi - với sự ủng hộ triệt để của bên gia đình phu nhân vốn cũng thuộc dòng dõi giàu có - xuất thân chính trị là Bộ Trưởng Bộ Kinh Tế với khí thế đang lên của Tư Bản Paris chúng ta hiểu ngay. “Đầu tiên tiền đâu” đã là công thức thần thánh trong thời đại thế kỷ 21 này! Một trong những hình thức lấy ra tiền của ông Macron là tăng thuế tổng quát CSG lấy từ lương của dân chúng.

Trông có vẻ ít nhưng nó sẽ làm sụt lợi tức của những người về hưu trước tiên. Vị phù thủy nào vung cây đũa thần hái ra tiền như ông Macron vốn là chủ nhà băng thì biết cách, sẽ được lòng dân nhà và thế giới. Có ai muốn giao thiệp với kẻ rách mồng tơi dài lâu bao giờ? Ông này khi làm Bộ Trưởng Bộ Kinh Tế đã tìm cách ra luật Macron bắt chước láng giềng Đức thúc giục sự cạnh tranh tư nhân để tạo thêm việc làm cho dân chúng (vụ xe lửa SNCF nhà nước biểu tình chống lại vì sợ cạnh tranh tư nhân làm mất bát cơm).
Hy vọng le lói khi tổng thống tương lai không tỏ vẻ quá mức sô-vanh không chịu học hỏi bà Angela Merkel. Dĩ nhiên, vấn đề tiền đâu đầu tiên giúp giải quyết rất nhiều chuyện làm đau đầu các chính phủ từ Tả sang Hữu từ giàu đến nghèo. Đâu đâu cũng thấy cắt giảm ngân sách chứ làm nó phong phú lên thì rất khó kiếm. Pháp lại nổi tiếng là xứ thu thuế nặng nề cắt cổ nên ai cũng trốn thuế nếu được. Dân chúng nóng lòng đi bầu cho xong tua thứ nhì để trông cậy vào ông thần mới với hiệu bánh ngọt khô dòn xốp Macaron sẽ làm nên chuyện (bên phu nhân nhà ông có hãng xưởng làm bánh này rất giàu có nên ông bị chọc ghẹo Macron đọc giống như Macaron).

Những người bi quan nhất cho rằng nên chờ 5 năm nữa xem sao, khi đó sẽ thấy nếu bánh bích-quy Macaron bị đạp bể nát thì ai sẽ cai trị nước Pháp? (nd)

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT