Hôn Nhân, Cuộc Sống

Trẻ em dễ bị khập khiễng nếu thiếu tập thể dục

Sunday, 28/02/2016 - 11:08:30

Giáo sư Harada nói với nhật báo Yomiuri rằng các bàn chân của trẻ em có hình dạng căn bản của chúng, giữa thời thơ ấu và những năm đầu tiên ở trường tiểu học.

Các học sinh dự lễ đặt hoa tưởng niệm tại Hiroshima. Hiện nay có hơn 90 phần trăm trẻ em Nhật đi đứng bị thiếu thăng bằng vì triệu chứng “ngón chân nổi” do ít tập thể dục gây ra. (Getty Images)


Các em sống tại Nhật Bản đang gánh chịu một trận dịch mà giới y khoa gọi nôm na là “ngón chân nổi.” Đây là một triệu chứng gây ảnh hưởng đến thế đứng thăng bằng, và nguyên nhân là do thiếu tập thể dục gây ra.

Bệnh này đang ảnh hưởng đến 92 phần trăm trong tổng số các em 5 tuổi. Mức gia tăng này đang gây lo ngại tại một quốc gia đang có nguy cơ gia tăng bệnh béo phì, cũng như tình trạng đột biến ở các bắp thịt ngón tay cái của thế hệ trẻ tuổi, gây ra bởi các em dùng ngón tay quá mức trên máy điện thoại di động.
Như tên gọi cho thấy, “ngón chân nổi” là một tình trạng trong đó một hoặc vài ngón chân của một đứa trẻ không chạm mặt đất. Trong cuộc sống sau này, chứng ấy có thể dẫn đến đau nhức ở bàn chân và tư thế xấu, với những tác dụng phụ có liên quan.

Một cuộc nghiên cứu của Sekiso Harada, một giáo sư danh dự tại Đại Học Sư Phạm Hyogo, cho thấy rằng vào năm 1980 chỉ có 7 phần trăm trong số các trẻ em 5 tuổi, có một hoặc nhiều ngón chân nổi. Tỷ lệ ấy đã tăng lên tới 52 phần trăm trong năm 2000, và 92 phần trăm bốn năm sau đó.

Giáo sư Harada nói với nhật báo Yomiuri rằng các bàn chân của trẻ em có hình dạng căn bản của chúng, giữa thời thơ ấu và những năm đầu tiên ở trường tiểu học.

Những ngón chân nổi giảm bớt số lượng của bàn chân của các em chạm vào mặt đất, khiến cho các em gặp khó khăn hơn trong việc duy trì vị thế thăng bằng. Theo giáo sư Harada cho biết, vì cơ thể phải đối phó quá mức để giữ thăng bằng, nên có lẽ những em nào mắc chứng này đều sẽ trở thành người bị khom vai, khi các em uốn cong đầu gối và ngã vai về phía trước.

Nguyên nhân chính của vấn đề là vì các em thiếu tập thể dục.

Một cuộc nghiên cứu của Bộ Giáo Dục cho thấy rằng một học sinh tiểu học trung bình đi 27,000 bước mỗi ngày trong năm 1979. Đến năm 2011, cuộc nghiên cứu của Chính Quyền Đô Thị Tokyo cho thấy số lượng ấy giảm xuống một mức trung bình là chỉ 11,000 bước một ngày.

Các em cũng ít tham gia vào các trò chơi đơn giản trên sân chơi, chẳng hạn như trò đuổi bắt. Những trò chơi như thế giúp cho bàn chân của các em phát triển, bằng cách buộc các em phải làm những cử động nhanh theo các hướng khác nhau. Giáo sư Harada nói như với nhật báo.

Trẻ em Nhật Bản cũng có ít cơ hội để duỗi các ngón chân bằng cách đi bộ bằng chân trần.
Những ngón chân nổi là chứng mới nhất của lối sống gây ảnh hưởng đến các trẻ em Nhật Bản. Chứng béo phì nơi trẻ em đã không được nghe nói đến cách đây hai thập niên, trong một quốc gia hãnh diện về một lối ăn có nhiều hải sản, rau củ và trái cây. Ngày nay có hơn 10 phần trăm trẻ em bị liệt kê là bị béo phì.
Sự phát triển của công nghệ máy cầm tay cũng có tác động không lường trước, gây ra đột biến thể lý ở các trẻ em Nhật Bản. Những ngón tay cái của các em đã vượt qua những ngón tay khác để trở thành ngón có bắp thịt mạnh nhất và khéo léo nhất của bàn tay.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT