Thế Giới

Trump bổ nhiệm tân đại sứ tại Nga

Wednesday, 19/07/2017 - 09:02:28

Ông Huntsman là cựu thống đốc tiểu bang Utah, là Đại Sứ Mỹ ở Trung Quốc từ năm 2009 đến năm 2011. Ông từng làm việc cho chính phủ trong các nhiệm kỳ của năm tổng thống và từng ra tranh cử tổng thống trong hàng ngũ Cộng Hòa vào năm 2012.

Tổng Thống Donald Trump sẽ bổ nhiệm ông Jon Huntsman, một Đại Sứ Mỹ ở Trung Quốc dưới thời cựu TổngThống Barack Obama, vào chức vụ Đại Sứ Hoa Kỳ ở Nga. Nếu được Thượng Viện Mỹ chấp thuận, ông Huntsman sẽ lên đường sang Nga nhận nhiệm vụ trong bầu không khí vẫn còn căng thẳng giữa hai siêu cường về vụ tin tặc Nga đang bị điều tra đã chen vào cuộc bầu cử trong năm ngoái tại Mỹ, dù ông Vladimir Putin nhất mực bác bỏ chuyện này.
Ông Huntsman là cựu thống đốc tiểu bang Utah, là Đại Sứ Mỹ ở Trung Quốc từ năm 2009 đến năm 2011. Ông từng làm việc cho chính phủ trong các nhiệm kỳ của năm tổng thống và từng ra tranh cử tổng thống trong hàng ngũ Cộng Hòa vào năm 2012.

Pháp: Tổng tư lệnh quân đội bị ép từ chức
Hôm thứ Tư Tổng Tư Lệnh Quân Đội Pháp Pierre de Villiers, 60 tuổi, đã từ nhiệm, sau khi ông có cuộc tranh luận với Tổng Thống Emmanuel Macron về chuyện cắt bớt ngân sách quốc phòng của Pháp. Ông De Viliers đã giải thích ông cố gắng hết sức để giữ cho quân đội Pháp không bị thiệt thòi trong tình cảnh chính phủ Pháp đang phải cắt giảm toàn diện ngân sách, trong đó có ngân sách quốc phòng.
Ông viết, “Tôi thấy mình không còn khả năng bảo đảm chuyện bảo vệ nước Pháp và dân chúng Pháp một cách hữu hiệu nên phải ra đi.”
Một cách nhanh chóng, Tổng Thống Macron bổ nhiệm tướng Francois Lecointre, 55 tuổi, thay tướng De Viliers. Chuyện xung đột ở cấp lãnh đạo cao nhất của Pháp cho thấy tình hình khó khăn của quân đội Pháp khi họ phải chiến đấu chống Hồi giáo cực đoan ở Phi Châu và ở Trung Đông. Tướng De Villiers phản đối mạnh mẽ kế hoạch cắt giảm gần $1 tỉ dô la ngân sách quốc phòng do chính phủ Macron đề ra.

Đức: Kiểm tra lý lịch các cô bị IS bắt
Chính phủ đang cố gắng điều tra liệu một cô gái tuổi bị thành niên trong số năm thiếu nữ dã bị bắt giữ trong trận chiến chiếm lại Mosul kết thúc trong tuần qua có phải là cô gái Đức 16 tuổi đã trốn sang Iraq trước đây hay không. Trong trận dánh này, quân đội Iraq đã tìm thấy thiếu nữ này ẩn náu trong một căn hầm của một ngôi nhà của Cổ Thành.
Thoạt đầu người ta nghĩ cô gái là thuộc sắc tộc người Yazidi, vốn bị IS đày đọa ở phía bắc Iraq vì cô có nước da sáng và nói tiếng Ả Rập không thông. Một sĩ quan trong Bộ Tham Mưu Iraq cho báo chí hay, “Cô gái này không phải là người Iraq và hiện các ngành an ninh của chúng tôi đang điều tra để biết lý lịch cô ta, cả năm cô đều là thành viên của IS bị bắt trong chiến trận.” Ông không cung cấp thêm chi tiết. Hiện người ta nghi ngờ cô này là Linda W., vốn là cố gái Đức đã biến mất vào mùa hè năm ngoái.

Báo cáo về tội ác chống nhân loại của Bắc Hàn
Bắc Hàn đã thi hành nhiều vụ xử tử công khai, theo báo cáo từ một tổ chức phi chính phủ ở Nam Hàn cho biết. Các vụ hành quyết diễn ra trên bờ sông, tại các trường học và ngay cả tại các ngôi chợ vì những cáo trạng từ nhỏ đến lớn. Nhóm này cho hay có khi những vụ xử tử như thế chỉ vì một chiến dịch nào đó do chính phủ Bắc Hàn tung ra nhằm đàn áp một dư luận không có lợi cho Bình Nhưỡng trong dân chúng hay chỉ vì tử tội có thân nhân hay lý lịch “có vấn đề.”
Những tội đưa đến các vụ hành hình công khai này rất khác nhau, từ ăn trộm tại các nhà máy đồng đến phát tán báo chí của Nam Hàn và nghề làm gái ăn sương cũng bị tử hình. Có 375 người bỏ trốn từ Bắc Hàn sang Nam Hàn kể lại như thế.
Người lãnh đạo tổ chức nói trên là Lee Youngman, từng là luật sư nhân quyền. Vào năm 2014, Hội Đồng Bảo An của Liên Hiệp Quốc bị thúc hối phải đưa chính phủ Bắc Hàn ra trước tòa án hình sự quốc tế về tội ác chống nhân loại.

Ả Rập Saudi bị dư luận thế giới khuất phục
Sau khi một cô gái trẻ bị bắt vì mặc váy ngắn và áo choàng ngắn cũn cỡn đi bộ trong một nơi được xem là rất bảo thủ ở Ả Rập Saudi, hôm thứ Tư chính phủ Ả Rập loan báo đã trả tự do cho cô. Cảnh sát của thủ đô Ryadh đã thẩm vấn cô gái này trong nhiều giờ nhưng sau cùng thả cô ra mà không có cáo trạng nào.
Bộ Thông Tin Ả Rập Saudi nói là đoạn video đã được tung lên mạng Internet mà cô gái không hề cho biết trước. Cô gái đang đi dạo trong một thành cổ xưa ở làng Ushayqir thuộc tỉnh Najd, cách thủ đô Riyadh khoảng gần 100 dặm.
Nhiều người Ả Rập kêu gọi phải đem cô gái ra xét xử ở tòa án vì vi phạm luật ăn mặc truyền thống cho phụ nữ ở Ả Rập Saudi, nhưng nhiều người khác ủng hộ hành động mà họ cho là gan dạ của cô.
Hoàng Thái Tử Mohammed bin Salman của Hoàng Gia Ả Rập nói là “cần phải tạo thêm nhiều cơ hội cho nữ giới sau này.”

Kenya: Bị tử hình vì lột trần, tấn công cô gái
Ba nghi can người từng lột trần một cô gái trên xe bus và tấn công tình dục cô sau đó, đã bị một quan tòa của thủ đô Nairobi của Kenya tuyên án tử hình ngày thứ Tư. Tội tử hình là do trấn lột quá dữ dằn, còn 25 năm tù giam vì tội lột trần cô gái được hủy bỏ, vì đã có án lệnh xử tử.
Vụ tấn công đã xảy ra ba năm về trước, nhưng sau khi được phổ biến trên online, gây ra những cuộc biểu tình phản đối bạo động với phụ nữ trên toàn quốc. Thẩm phán Francis Andayi cho hay cả ba thủ phạm “đã tham gia vào một vụ tấn công phi nghĩa, nhưng các thủ phạm có vè thích thú vì chúng hò reo khi cởi trần cô gái.”
Trong năm 2014 cũng xảy ra nhiều vụ tấn công tình dục ở Kenya. Đa số dân chúng Kenya đều đồng tình với bản án nhưng cũng có người kêu gọi các cô gái nên ăn mặc “theo truyền thống” một chút khi ra phố. Tại Kenya chưa có ai bị xử tử từ năm 1987 đến nay.

Úc: Dân phẫn nộ vụ Damond bị sát hại ở Mỹ
Justine Damond, người phụ nữ đã bị cảnh sát Hoa Kỳ bắn chết ở Minneapolis, đã gây sôi sục dư luận ở Úc, quê hương của bà. Những thân nhân và bạn hữu của bà Justine Damond tỏ ra bị sốc nặng và buồn bã, họ bảo không thể nghĩ là một phụ nữ vốn có bản chất hiền hòa và giảng dạy về thiền như bà Damond lại có thể bị cảnh sát bắn chết ở Hoa Kỳ.
Một tờ báo địa phương ở Úc đã loan báo cái chết của bà Justine Damond, mà tên thuở thiếu thời là Justine Ruszczyk, ở ngay trang nhất với hàng tựa “Cơn Ác Mộng Hoa Kỳ.” Đã có tranh luận ở Úc khi người ta tìm hiểu và phê phán cách thức mà cảnh sát Mỹ được huấn luyện và thái độ của người Mỹ về súng đạn.
Philip Alpers, một chuyên gia về súng đạn của đại học Sydney, phân tích, “Hoa Kỳ có số súng nhiều hơn số dân, cơn dịch bạo động súng đạn ở đây rất lớn, người Úc luôn xem Mỹ là nơi không an toàn nếu muốn qua du lịch, mà thế giới cũng đồng ý như thế.”

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT