Thế Giới

Trung Cộng cày mồ mả, đàn áp cả những người Hồi thiểu số đã chết

Sunday, 13/10/2019 - 11:03:58

Ngôi mộ của Mutellip giống như “một ngôi đền hiện đại đối với hầu hết người Duy Ngô Nhĩ ngày nay, những Duy Ngô Nhĩ yêu nước, yêu dân tộc của họ,” ông Ilshat Kokbore, người đã đến thăm ngôi mộ vào đầu những năm 90 và hiện đang cư trú tại Hoa Kỳ nhớ lại.


Hình chụp ngày 12 tháng 9, 2019 cho thấy một nơi từng là nghĩa trang của người thiểu số Uighur mà nay bị cày nát trong vùng Tân Cương, để lộ xương cốt giữa những mộ bia đổ nát. Người Uighur nói rằng họ đang bị Trung Cộng tiêu diệt văn hóa cũng như nguồn gốc tâm linh. Đây cũng có thể là tương lai cho Việt Nam trong những thập niên tới, nếu Trung Cộng chiếm được đất nước này. (Hector Retamal/AFP via Getty Images)


SHAYAR - Nhà cầm quyền Bắc Kinh đang thi hành chính sách phá hủy các bãi chôn lấp, nơi các thế hệ gia đình người Duy Ngô Nhĩ (Uighur) đã được an nghỉ muôn đời. Chính sách này đang để lại xương người và những ngôi mộ bị đập bể mà các nhà hoạt động gọi là nỗ lực xóa bỏ bản sắc dân tộc ở Tân Cương.
Chỉ trong hai năm, hàng chục nghĩa trang đã bị phá hủy ở khu vực Tây Bắc, theo một cuộc điều tra của hãng thông tấn AFP được phối hợp với hình ảnh từ vệ tinh nhân tạo được phân tích bởi các thành viên của tổ chức Earthawn Alliance.

Một số ngôi mộ đã bị dọn sạch một cách cẩu thả - như tại hạt Shayar, các nhà báo của AFP đã thấy xương người được khai quật bị bỏ lại trong ba địa điểm. Ở những nơi khác, những ngôi mộ đã được thu nhỏ lại thành những đống gạch nằm rải rác trong những vùng đất trống.

Trong khi nhà cầm quyền đưa ra lời giải thích chính thức rằng chính sách này được thực hiện theo tiến trình phát triển đô thị để “tiêu chuẩn hóa” các ngôi mộ cũ, người Duy Ngô Nhĩ ở nước ngoài nói rằng sự hủy diệt là một phần của cuộc đàn áp của nhà nước nhằm kiểm soát mọi yếu tố trong cuộc sống của người Uighur.
“Đây là một phần trong chiến dịch của Trung Quốc nhằm xóa bỏ bất cứ bằng chứng nào về con người của chúng tôi, để đồng hóa chúng tôi thành người Hán Trung Quốc,” ông Salih Hudayar, người nói rằng nghĩa địa nơi chôn cất ông bà tổ tiên của ông đã bị phá hủy.

“Đó là lý do tại sao họ phá hủy tất cả các địa điểm lịch sử, những nghĩa trang này, để cắt đứt chúng tôi ra khỏi lịch sử của chúng tôi, cha và tổ tiên của chúng tôi,” ông Salih nói.
Ước tính một triệu người dân tộc thiểu số theo đạo Hồi đã bị tập trung vào các trại cải tạo ở Tân Cương, dưới danh nghĩa mà Bắc Kinh đưa ra là chống lại chủ nghĩa cực đoan tôn giáo và chủ nghĩa ly khai.
Những người được tự do phải chịu sự giám sát và hạn chế nghiêm ngặt - từ các chuyến thăm nhà từ các quan chức đến các lệnh cấm về râu và khăn che mặt.

Trung Cộng vẫn bất chấp trước sự chỉ trích gia tăng trên toàn cầu về việc đối xử với người Duy Ngô Nhĩ. Tuần qua, Hoa Kỳ cho biết họ sẽ hạn chế thị thực visa cho các quan chức liên quan các vụ lạm dụng bị cáo buộc và đưa vào danh sách đen 28 công ty Trung Quốc mà họ cáo buộc vi phạm nhân quyền.
Theo hình ảnh vệ tinh được phân tích bởi AFP và Earthawn Alliance, kể từ năm 2014 Trung Cộng đã khai quật và san phẳng ít nhất 45 nghĩa trang của người Duy Ngô Nhĩ - bao gồm cả 30 khu trong hai năm qua.
Sự hủy diệt “không chỉ là cuộc đàn áp tôn giáo,” cô Nurgul Sawut, người có năm thế hệ gia đình được chôn ở Yengisar, phía tây nam Tân Cương nói.
“Nó sâu sắc hơn thế nhiều,” Sawut cho biết. Cô hiện đang sống ở Úc và lần cuối viếng thăm Tân Cương vào năm 2016 để dự đám tang của cha cô.
“Nếu bạn phá hủy nghĩa trang đó ... bạn đang bứng bất cứ ai ở trên mảnh đất đó, bất cứ ai được kết nối với vùng đất đó ra khỏi đó,” cô giải thích.
Ngay cả những địa điểm có đền thờ hoặc lăng mộ của các nhân vật nổi tiếng cũng không được tha.
Ở Aksu, chính quyền địa phương đã biến một nghĩa địa khổng lồ nơi nhà thơ nổi tiếng người Duy Ngô Nhĩ Lutpulla Mutellip được chôn cất thành một “Công Viên Hạnh Phúc” với gấu trúc giả, vài trò chơi cho trẻ em và một hồ nước nhân tạo.
Ngôi mộ của Mutellip giống như “một ngôi đền hiện đại đối với hầu hết người Duy Ngô Nhĩ ngày nay, những Duy Ngô Nhĩ yêu nước, yêu dân tộc của họ,” ông Ilshat Kokbore, người đã đến thăm ngôi mộ vào đầu những năm 90 và hiện đang cư trú tại Hoa Kỳ nhớ lại.
Dự án “Công Viên Hạnh Phúc” đã chuyển những ngôi mộ đến một nghĩa trang mới trong một khu công nghiệp ngoài sa mạc. Người chăm sóc ở đó nói rằng anh ta không biết gì về số phận hài cốt nhà thơ Mutellip.
Ở Trung Quốc, sự phát triển đô thị và phát triển kinh tế đã hủy họa vô số di tích văn hóa và lịch sử, từ các khu phố hutong truyền thống ở Bắc Kinh đến các phân khúc của thành phố cổ Dali ở phía tây nam tỉnh Vân Nam. Đó là một vấn đề mà chính Bắc Kinh cũng đã thú nhận.
Chính phủ cũng đã bị chỉ trích vì sự bất kính đối với các truyền thống chôn cất bên ngoài Tân Cương, gồm cả việc phá hủy quan tài ở trung tâm Giang Tây năm ngoái để buộc người dân địa phương phải hỏa táng.
Các nhà hoạt động và học giả nói rằng kết hoạch san bằng nghĩa răng đã biệt nghiêm trọng ở Tân Cương, nơi họ đồng hóa việc xóa các địa điểm tâm linh là xóa nền văn hóa của người Uighur - bao gồm ít nhất 30 nhà thờ Hồi giáo và các địa điểm tôn giáo kể từ năm 2017.
Kế hoạch san bằng nghĩa trang của người Duy Ngô Nhĩ không chỉ mới đây. Hình ảnh vệ tinh được AFP xem xét cho thấy sự hủy diệt đã bắt từ hơn một thập niên trước.


Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT