Thế Giới

Trung Quốc muốn bán đảo Triều Tiên ổn định

Thursday, 28/04/2016 - 11:02:05

Được biết Bắc Hàn đã công bố lịch trình cho kỳ đại hội đảng lần đầu tiên từ hơn 40 năm qua vào ngày 6 tháng 5, trong đó lãnh tụ Kim Jong Un được chờ đợi sẽ củng cố thêm quyền hạn độc tài của mình. Trung Quốc từ lâu vẫn chủ trương một bán đảo Triều Tiên phi vũ khí nguyên tử.

Lên tiếng trước một nhóm các Ngoại Trưởng Châu Á, Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói “Trung Quốc không cho phép khủng hoảng hay chiến tranh ở bán đảo Triều Tiên diễn ra.” Cuộc hội thảo do Bắc Kinh tổ chức, và ông Tập nói, “Là quốc gia nằm sát cạnh, chúng tôi hoàn toàn không cho phép chiến tranh hay hỗn loạn xảy ra trên bán đảo Triều Tiên, vì như thế sẽ không có lợi cho ai cả.”
Những vụ thử bom nguyên tử và bắn hỏa tiễn gần đây của Bắc Hàn cũng làm cho Trung Quốc tức giận và đồng ý để đàn em duy nhất của mình ở Châu Á bị Hội Đồng Bảo An của Liên Hiệp Quốc trừng phạt. Được biết Bắc Hàn đã công bố lịch trình cho kỳ đại hội đảng lần đầu tiên từ hơn 40 năm qua vào ngày 6 tháng 5, trong đó lãnh tụ Kim Jong Un được chờ đợi sẽ củng cố thêm quyền hạn độc tài của mình. Trung Quốc từ lâu vẫn chủ trương một bán đảo Triều Tiên phi vũ khí nguyên tử.

Thái Lan: quân phiệt đàn áp giới đối lập
Chính phủ quân phiệt Thái Lan đã gia tăng đàn áp giới đối lập, khi công bố chuyện đệ đơn thưa kiện những kẻ phê bình Hiến Pháp mới do chính phủ đề nghị và còn bắt giam 10 người do đã cho đăng tải các chỉ trích nhắm vào chính phủ lên các trang mạng xã hội.
Ông Somchai Srisuthiyakor thuộc Ủy Ban Bầu Cử Quốc Gia của Thái Lan là người đứng đơn thưa kiện này, nhằm làm nản chí những người phê bình bảng dự thảo Hiến Pháp mới, vốn sẽ được đưa ra trưng cầu dân ý trên toàn quốc Thái Lan vào ngày 7 tháng 8.
Đối tượng bị thưa kiện là một nhóm tranh đấu ở tỉnh Khgon Kaen ở phía đông bắc Thái Lan, đã chỉ trích dự thảo Hiến Pháp trên trang mạng Facebook. Nếu bị kết tội, những người này có thể bị tối đa 10 năm tù và $5,700 tiền phạt.
Ông Somchai nói, “Chúng tôi xem đây là thí dụ điển hình nhằm cảnh cáo những kẻ hay chí trích bảng dự thảo Hiến Pháp trên Internet.” Chính quyền quân nhân do Thủ Tướng Prayuth Chan-ocha lãnh đạo, đã thực hiện cú đảo chính vào năm 2014 và nắm quyền cho đến nay.

Aleppo rơi vào thảm họa chiến tranh, bác sĩ bị giết
Hôm thứ Năm Liên Hiệp Quốc lên tiếng báo động là chiến sự gia tăng ở thành phố Aleppo là một “thảm trạng” khi có it nhất 61 người chết do cá cuộc oanh kích ác liệt của máy bay chính phủ Syria tiến hành. Trong một cuộc oanh kích, một bệnh viện đã trúng bom khiến 27 người chết tại chỗ, trong đó có nhiều trẻ em và cả bác sĩ.
Người ta cho rằng có máy bay của Nga tham gia vào các phi vụ dữ dội này. Bệnh viện nổi tiếng al-Quds trong khu phố Sukkari đã bị trúng bom và Tổ chức Y Sĩ Không Biên Giới cho hay trong số những người bị giết có đến 14 bác sĩ. Một cuộc tập kích vào nơi khác cũng làm cho ít nhất 20 người tử thương.
Nhóm Syrian National Council là nhóm kháng chiến đã phản đối kịch liệt và tố cáo Nga đã đứng đàng sau các cuộc oanh kích dã man này. Ngoài ra ông Mohammed Alloush trưởng đoàn đàm phán hòa bình cho nhóm kháng chiến cũng cho báo chí hay cuộc ngưng bắn ngắn ngủi xem như đã tan vỡ.

Anh: tỉ lệ ủng hộ rút ra khỏi EU tăng cao
Một thống kê mới nhất cho thấy tỉ lệ dân chúng Anh ủng hộ rút ra khỏi khối EU tăng cao hơn những người ủng hộ ở lại khối EU. Kết quả thăm dò do báo The Times tiến hành, cho thấy tỉ lệ những người ủng hộ “rút lui” đã tăng thêm 3%, đạt 42%, trong lúc tỉ lệ ủng hộ “ở lại” chỉ tăng có 1%, đạt 41%.
Vào ngày 23 tháng 6, dân chúng Anh trong cuộc trưng cầu dân ý quan trọng bỏ phiếu đồng ý rút ra khỏi khối châu Âu EU hay ở lại. Anthony Wells, Giám Đốc Chính Trị của trang mạng YouGov, nhận xét, “Nhiều người nói kiểu can thiệp lộ liễu của ông Obama đã phản tác dụng, riêng tôi không đi xa như thế, nhưng rõ ràng ông Obama đã không thành công khi vận động như thế.”
Ông Wells nói, “Thật ra cũng chưa rõ ràng gì cả, hiện nay tình trạng hai phía ý kiến khác nhau rất quân bình, như từ nhiều tháng trước và hiện nay chưa thấy có yếu tố nào xuất hiện đẩy mạnh một quan điểm vượt lên trên.”

PTT Joe Biden thăm Iraq, cố dàn xếp khủng hoảng chính trị
Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden đã đến Iraq không báo trước nhằm cố gắng giảng hòa bên trong nội bộ chính phủ Iraq, vào lúc bầu không khí chính trị quốc gia này đang lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng. Đây là chuyến đi Iraq đầu tiên của ông Biden từ năm 2011 đến nay.
Ngay sau khi đến Baghdad, ông Biden có cuộc hội thảo kéo dài cả ngày với các lãnh tụ của Iraq. Tuy nhóm khủng bố IS đang bị đẩy lui khá nhiều ở Iraq, song chiến thắng này có thể không hữu ích gì trước sự tranh cải trong nội bộ chính trị đang làm suy yếu chính phủ Iraq, theo lời một viên chức ẩn danh của Iraq cho hay.
Chính phủ của Thủ Tướng Haider al-Abadi, người được Hoa Kỳ hậu thuẫn, đã thay đổi một loạt các chức vụ quan trọng bằng các viên chức có kỹ thuật nghiệp vụ hơn nhằm chống tham nhũng. Nhưng khi các cố gắng của ông tỏ ra thất bại, hàng ngàn người phản đối tụ tập bên ngoài khu “Green Zone” và dọa sẽ tràn vào tòa nhà Quốc Hội.

Nam Hàn cho phép nghỉ lễ cuối tuần 4 ngày
Chính phủ đã chấp thuận cho phép nghỉ đến 4 ngày cho cuối tuần, nhưng quyết định vội vã này không phải được mọi người ủng hộ. Ngày lễ rơi vào ngày 6 tháng 5, điều này có nghĩa dân chúng Nam Hàn được 4 ngày nghỉ, vì hôm thứ năm là lễ Children's Day ở Nam Hàn. Nhiều biện pháp kích thích kinh tế Nam Hàn được tung ra vào những dịp lễ dài hạn như quảng cáo rầm rộ ở các siêu thị hay lái xe trên nhiều xa lộ được giảm hay miễn phí trong dịp này. Trong tháng 8 năm 2015 một đợt nghỉ tương tự đã mang về số tiền không nhỏ là 1.31 ngàn tỉ đồng won ($1.1 tỉ Mỹ kim) cho ngân sách chính phủ, theo các số liệu của Phòng Thương Mại Nam Hàn công bố.
Nhưng nhiều bậc cha mẹ than phiền là công ty của họ không cho nghỉ như thế mà con cái lại phải ở nhà do các trường học đóng cửa. Một bà mẹ nói, “Chính phủ nên quyết định nghỉ như thế sớm hơn để chúng tôi không bị bất ngờ và bị lúng túng rất nhiều.”

Luật mới về NGO ở Trung Quốc bị chỉ trích
Bắc Kinh đã cho phép luật về các hội phi lợi nhuận NGO của ngoại quốc hoạt động ở Trung Quốc và luật mới này đang bị thế giới chỉ trích. Tuy toàn văn bản quyết định này chưa được công bố, song các dự thảo luật trước đó cho thấy các hiệp hội NGO phải chịu sự kiểm soát của cảnh sát và họ phải khai báo rõ ràng nguồn tài trợ đến từ đâu.
Tuy Bắc Kinh ra sức biện hộ là luật này đã được dự tính từ lâu, nhưng những người chỉ trích cho la toàn bộ luật mới đồng nghĩa với sự trấn áp và kiểm soát gay gắt mà thôi. Hiện có trên 7,000 tổ chức NGO của ngoại quốc hoạt động ở Trung Quốc.
Hoa Kỳ cũng lên tiếng nhận định là “luật mới sẽ siết chặt kiểm tra lên xã hội dân sự và làm căng thẳng nhiều bang giao giữa Washington va Bắc Kinh.” Tổ chức Ân Xá Quốc Tế hôm thứ năm 28/4 cũng nhận xét là “Bắc Kinh không cho phép một nền tảng thỏa mái cho xã hội dân sự hoạt động và cảnh sát trung Quốc sẽ có nhiều quyền hạn đề đàn áp các tổ chức NGO'

 

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT