Thế Giới

Tuy sợ hãi, người Tây Tạng ở Tứ Xuyên vẫn ủng hộ Đạt Lai Lạt Ma

Saturday, 24/09/2016 - 08:29:40

Nhiều người nhìn đi phía khác một cách không thoải mái, khi họ được hỏi về đức Đạt Lai Lạt Ma. Một số người nói rằng họ sợ bình luận. Một thanh niên Tây Tạng làm việc trong một cửa tiệm rốt cuộc có nói với tôi.

Đức Đạt Lai Lạt Ma đang chia sẻ một chuyện vui với ông Nils Muiznieks, Ủy Viên Ban Nhân Quyền của Nghị Viện Âu Châu, nhân dịp ngài đến thăm nước Pháp lần đầu tiên trong năm năm trong tuần qua. (Frederick Florin/ Getty Images)



Trong tuần qua, một nhóm phóng viên của báo mạng Chanel News Asia (CNA) đã được Trung Cộng cho đến một khu vực của người Tây Tạng, nhằm cho thấy có tự do tôn giáo dưới chế độ cộng sản. Tuy vậy, phóng viên cũng nhận thấy người Tây Tạng vẫn ủng hộ ngài Đạt Lai Lạt Ma, dù phải kín đáo để tránh bị công an đánh đập. Sau đây là bài viết của CNA.

Huyện Aba nằm ngay bên ngoài Khu Tự Trị Tây Tạng, và một phần của vùng đất mà những người Tây Tạng coi là quê hương của họ. Trên lý thuyết, các ký giả ngoại quốc không cần giấy phép đặc biệt để có mặt tại đây, nhưng nhiều phóng viên đã bị từ chối trong quá khứ.

Đó là vì khu vực này có truyền thống thách thức chế độ cai trị của Trung Quốc. Nhưng mục đích chuyến đi của chúng tôi là cho thấy những khía cạnh tích cực của việc Trung Quốc phát triển trong khu vực này.
Feng Yu, phó tổng thư ký của Chính Quyền Nhân Dân Aba, nói, “Chúng tôi có tự do tôn giáo ở đây. Mỗi công dân đều có quyền tin hoặc không tin vào một tôn giáo.”

Trong một phần chuyến đi của chúng tôi, chúng tôi được đưa tới Học Viện Dazha, một tu viện Phật Giáo Tây Tạng.

Ở đó, chúng tôi được bảo rằng tu viện này tích cực thăng tiến nền văn hóa Phật Giáo Tây Tạng và nền văn hóa truyền thống. Khi được hỏi về mối quan hệ giữa chính quyền với họ, vị Phật Sống của tu viện này nói rằng quan hệ ấy rất tốt đẹp.

Ông nói, “Vì chúng tôi là một nhóm xã hội, chính quyền quản trị tu viện chúng tôi, và phong cách quản trị ấy là đúng theo pháp luật. Tôn giáo chúng tôi có những luật lệ riêng, và chúng tôi có nhiều quy luật.” Học Viện Dazha nằm ở trong Huyện Aba, nơi từng là hang ổ phản loạn.

Trong số khoảng 140 trường hợp tự thiêu trong các khu vực Tây Tạng trong mấy năm qua, có hơn một phần ba xảy ra ở bên trong hoặc xung quanh Aba. Những chúng tôi không được đưa tới những khu vực bị tàn phá bởi những vụ biểu tình hoặc tự thiêu trong những năm gần đây.

Tuy nhiên mới đây, số lượng những vụ tự thiêu đã giảm mạnh. Nhưng một số nhóm nhân quyền nói rằng điều đó không có nghĩa là sự bất mãn ngấm ngầm đã nguôi ngoai.

Kate Saunders, giám đốc truyền thông của Cuộc Vận Động Quốc Tế Cho Tây Tạng, nói, “Tôi nghĩ rằng chắc chắn chúng tôi có thể nói rằng những biện pháp hà khắc được thi hành bởi nhà chức trách Trung Quốc đã đóng một vai trò trong những quyết định, có lẽ là cá nhân, không làm bước này. Nhà chức trách hình sự hóa những vụ tự thiêu và dẫn tới chuyện nhiều gia đình, bạn bè, thậm chí các nhân chứng đều bị cáo buộc, giam tù và tuyên án.

Những người tự thiêu đã lên tiếng kêu gọi tự do cho Tây Tạng và việc đức Lạt Lai Lạt Ma trở về. Mặc dù nhà lãnh đạo này vẫn còn được tôn kính ở đây, nhưng nhiều người e sợ công khai nói chuyện về ngài.
Đức Lạt Lai Lạt Ma sống lưu vong từ khi xảy ra một cuộc nổi dậy thất bại chống lại chế độ cai trị Trung Quốc vào năm 1959. Ngài bị Trung Quốc mạ lị, coi ngài là một kẻ ly khai tìm độc lập cho Tây Tạng. Nhưng đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng ngai chỉ muốn sự tự trị thực sự cho Tây Tạng.

Nhiều người nhìn đi phía khác một cách không thoải mái, khi họ được hỏi về đức Đạt Lai Lạt Ma. Một số người nói rằng họ sợ bình luận. Một thanh niên Tây Tạng làm việc trong một cửa tiệm rốt cuộc có nói với tôi.

Anh nói rằng họ vẫn tôn kính đức Đạt Lai Lạt Ma, vì Phật Giáo là tôn giáo của họ. Trong một cửa tiệm khác, một ông trung niên nói rằng những người Tây Tạng trên khắp thế giới tôn kính ngài, và gia đình ngài cũng tôn thờ ngài. Những cuộc trò chuyện bỗng chấm dứt một cách quá đột ngột, khi hai người Hán tộc bước vào trong cửa tiệm. Đây là một dấu hiệu cho thấy rằng việc nói quá công khai về đức Đạt Lai Lạt Ma có thể gây ra rắc rối, ở những chốn xa xôi này tại Trung Quốc.

Robert Barnett, một chuyên gia về Tây Tạng từ đại học Columbia University, nói, “Tôi nghĩ rằng điều mà chúng ta đang nhìn thấy là một mức gia tăng rất lớn trong lòng ngưỡng mộ và tôn kính dành cho đức Đạt Lai Lạt Ma, nơi những người Tây Tạng trong hai ba chục năm qua. Trong lúc đó Trung Quốc mưu toan công kích ngài, và tìm cách tổ chức những buổi giáo dục trong các làng mạc, thị trấn và trường học, để mạ lị đức Đạt Lai Lạt Ma, hoặc để làm cho họ tách xa khỏi ngài. Tôi nghĩ rằng điều đó làm cho ngài càng được nhiều người Tây Tạng yêu thích hơn.”

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT