Sức Khỏe

Vài câu hỏi về sức khỏe trẻ em

Friday, 28/06/2019 - 06:29:22

*Hỏi: Tôi đang cho con bú sữa mẹ nhưng hơi lo vì phân của cháu màu vàng và nát. Đây có phải là bình thường không?

 

Hỏi: Tôi đang cho con bú sữa mẹ nhưng hơi lo vì phân của cháu màu vàng và nát. Đây có phải là bình thường không?

Phân màu vàng và nát rất bình thường đối với trẻ sơ sinh bú mẹ. Phân trẻ sơ sinh có thể có rất nhiều màu khác nhau, đều là bình thường như sau:
- Màu đen. Sau khi sinh ra, phân đầu tiên của trẻ thường màu đen và giống như hắc ín, gọi là phân xu.
- Màu xanh nâu. Khi bé bắt đầu tiêu hóa sữa mẹ, phân xu được thay bằng phân xanh lá cây-nâu và sau đó là màu vàng nâu.
- Màu vàng. Khoảng 5 ngày sau sinh, trẻ bú sữa mẹ thường có phân lỏng màu vàng, vàng-xanh lá cây hoặc nâu nhạt.
- Màu nâu. Nếu bạn cho bé ăn sữa bình, phân bé có thể trở nên nâu nhạt và sền sệt.
- Màu khác. Khi con bạn bắt đầu ăn thức ăn đặc, phân của bé có thể trở thành màu nâu đậm - mặc dù có thể có những màu lạ khác. Ví dụ, phân có thể màu đỏ sau khi con bạn ăn củ cải đường (beets) hoặc có thể có những vệt màu xanh đậm từ quả việt quất (bluberries). Phân cũng có thể màu xanh lá cây và màu cam. Bạn cũng có thể tìm thấy những miếng thức ăn không tiêu hóa trong phân của bé.
Khi bạn thay tã của em bé, hãy chú ý đến độ đặc của phân. Trẻ bú mẹ thường có phân lỏng, nhiều nước. Tuy nhiên, phân quá lỏng có thể là do tiêu chảy - và phân giống như sỏi có thể là do táo bón.
Nếu bạn quan tâm đến màu sắc hoặc độ đặc của phân của bé, hãy liên lạc với bác sĩ của bé. Điều này đặc biệt quan trọng nếu phân của bé:
- Vẫn còn màu đen vài ngày sau khi sinh
- Đỏ hoặc có máu
- Trắng hoặc xám
- Luôn có nhiều nước
- Liên tục lớn, cứng hay khó đi
Khi bạn gọi cho bác sĩ, hãy chuẩn bị để mô tả phân của bé, bao gồm màu sắc, độ đặc, nhiều hay ít và số lần đi trong ngày. Bạn cung cấp càng nhiều chi tiết, bác sỹ sẽ dễ giúp bạn xác định được những gì bình thường đối với em bé của bạn - và khi cần điều trị.

Hỏi: Cách tốt nhất để dự đoán chiều cao khi lớn của trẻ em?

Không có cách nào chắc chắn để dự đoán độ cao khi trưởng thành của trẻ. Tuy nhiên, một số công thức có thể đưa ra một dự đoán hợp lý cho sự phát triển của trẻ. Dưới đây là một ví dụ:

- Cộng chiều cao của người mẹ và chiều cao của người cha bằng inch hoặc cm.
- Cộng thêm 5 inch (13 cm) cho trẻ trai hoặc trừ 5 inch (13 cm) đối với trẻ em gái.
- Chia cho hai sẽ ra chiều cao trưởng thành ước tính của đứa trẻ.

Một cách khác để ước tính độ cao trưởng thành của đứa trẻ là nhân đôi chiều cao của bé trai lúc 2 tuổi hoặc chiều cao của một bé gái ở tuổi 18 tháng.

Hãy nhớ rằng chiều cao của một đứa trẻ phần lớn là do di truyền. Cũng cần lưu ý rằng trẻ em phát triển ở các mức khác nhau. Một số trẻ bắt đầu giai đoạn tăng trưởng sớm, trong khi một số khác lại là những người trưởng thành muộn nên thường thấp hơn bạn bè trang lứa, sau đó mới bắt kịp.

Nếu bạn lo lắng về sự tăng trưởng của con mình, hãy nói chuyện với bác sĩ của mình. Bác sĩ có thể đặt chiều của con bạn trên biểu đồ tăng trưởng chuẩn để xác định xem con bạn có đang theo đúng đường tăng trưởng của bé hay không, cũng như giúp dự đoán chiều cao khi lớn.

Hỏi: Con tôi qua khảnh ăn nên rất ốm. Tôi phải làm sao?

Câu hỏi này được các cha mẹ Á châu hỏi rất nhiều. Quí vị có thể áp dụng những chiến lược dưới đây này để tránh những cuộc đấu tranh về quyền lực giữa cha mẹ và con trẻ cũng như giúp trẻ khảnh ăn ăn uống cân bằng.


1. Trẻ dưới tuổi đi học của bạn không ăn bất cứ thứ gì khác ngoài chicken nuggets? Hay trẻ mới biết đi của bạn thích chơi hơn là ăn?

- Nếu dinh dưỡng của trẻ em là một chủ đề đau khổ trong gia đình bạn thì bạn có thể yên trí là rất nhiều cha mẹ khác cũng có "vấn đề" giống như bạn. Nhiều bậc phụ huynh lo lắng về việc con mình có vẻ chẳng ăn gì cả. Tuy nhiên, hầu hết trẻ em đều nhận được nhiều chất dinh dưỡng khác nhau trong những bữa ăn suốt một tuần.
- Nếu con bạn không đói, đừng ép ăn hoặc cho ăn vặt nhiều. Không hối lộ hoặc ép con quý vị ăn một loại thực phẩm nào đó hoặc phải ăn hết đồ ăn trong bát. Điều này chỉ dễ gây ra một cuộc đấu tranh quyền lực về thực phẩm. Ngoài ra, con của bạn có thể kết hợp việc ăn uống với sự lo lắng và thất vọng hoặc trở nên ít nhạy cảm với những tín hiệu đói và no.

- Làm phần ăn nhỏ thôi để tránh cho trẻ cảm thấy bị áp đảo quá mức và cho cơ hội để em biết tự động xin thêm.

- Ăn các bữa ăn và đồ ăn vặt vào cùng thời điểm mỗi ngày. Nếu con bạn không ăn bữa chính thì bữa ăn vặt là cơ hội để ăn thực phẩm bổ dưỡng. Bạn có thể cho em uống sữa hoặc ăn trái cây nhưng chỉ cho uống nước lạnh giữa các bữa ăn. Cho trẻ uống nước trái cây, sữa hoặc đồ ăn vặt trong ngày có thể làm bé giảm ăn uống.

- Trẻ nhỏ thường sợ hay ngửi những thức ăn mới, và có thể đặt những miếng nhỏ vào miệng và sau đó nhả ra. Con bạn có thể cần tiếp xúc nhiều lần với thức ăn mới trước khi bé chịu ăn.

- Khuyến khích con bạn bằng cách nói về màu sắc, hình dạng, mùi thơm của thực phẩm - không chỉ nói là nó ngon. Dọn ra các món ăn mới cùng với thực phẩm yêu thích của con bạn. Hãy luôn dọn ra những thức ăn lành mạnh cho đến khi chúng trở nên quen thuộc và được ưa thích.

- Chuẩn bị một bữa ăn khác cho con của bạn sau khi trẻ từ chối bữa ăn ban đầu có thể thúc đẩy việc khảnh ăn. Khuyến khích em ngồi vào bàn ăn dù em không ăn.

- Cho các loại nước sốt ưa thích lên bông cải xanh và các loại rau khác. Cắt thức ăn thành nhiều hình dạng khác nhau bằng máy cắt cookie. Dọn thực phẩm ăn sáng cho bữa tối. Dọn ra nhiều loại thực phẩm có màu sắc rực rỡ.

- Cho trẻ cùng đi chợ. Yêu cầu con bạn giúp bạn chọn trái cây, rau và các thực phẩm lành mạnh khác. Đừng mua bất cứ thứ gì mà bạn không muốn con bạn ăn. Ở nhà, khuyến khích trẻ giúp bạn rửa rau, khuấy bột hoặc đặt bàn.

- Nếu bạn ăn nhiều loại thức ăn lành mạnh, con của bạn sẽ được khuyến khích ăn giống như vậy.

- Cho thêm bông cải xanh xắt nhỏ hoặc ớt xanh lên nước sốt spaghetti, cho vào ngũ cốc những lát trái cây, hoặc trộn lẫn zucchini và cà rốt vào các món hầm và súp.

- Tắt truyền hình và các thiết bị điện tử khác trong bữa ăn. Điều này sẽ giúp con quý vị tập trung vào việc ăn uống. Hãy nhớ rằng quảng cáo trên truyền hình cũng có thể khuyến khích con quý vị đòi các loại thực phẩm có đường hoặc kém dinh dưỡng.

- Phạt bằng cách không cho ăn tráng miệng sẽ gửi thông điệp cho trẻ rằng món tráng miệng là thức ăn tốt nhất, điều này có thể làm tăng mong muốn ăn đồ ngọt. Bạn có thể chọn một hoặc hai đêm mỗi tuần như bữa tối tráng miệng, và bỏ tráng miệng trong phần còn lại của tuần - hoặc dọn các món tráng miệng là trái cây, sữa chua hoặc các lựa chọn lành mạnh khác.

- Nếu bạn sợ rằng việc khảnh ăn làm ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của con bạn, hãy hỏi ý kiến bác sĩ của con bạn. BS có thể coi lại sự tăng trưởng của con bạn trên biểu đồ tăng trưởng. Ngoài ra, bạn có thể ghi lại các loại và lượng thức ăn mà con bạn ăn trong ba ngày. Việc này có thể giúp giảm bớt lo lắng của bạn. Nhật ký thực phẩm cũng có thể giúp bác sĩ của con bạn xác định được bất kỳ vấn đề nào.

Trong thời gian chờ đợi, hãy nhớ rằng thói quen ăn uống của con bạn sẽ không thay đổi qua đêm - nhưng những bước nhỏ mỗi ngày có thể giúp thúc đẩy việc ăn uống lành mạnh.

 

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT