Chuyện Nước Pháp

Văn nghệ từ đường hầm métro tới sân vận động thể thao vĩ đại

Thursday, 28/05/2015 - 08:55:58

Từ năm 2002, Nam (Tanguy Duran) là ca - nhạc sĩ chơi thường xuyên ở quán “Café des 2 moulins” và “Edward's son” vùng ngoại ô thủ đô Paris Montmartre. Chàng trai trẻđàn, hát các tác phẩm của mình vàđóng kịch tại nhiều rạp có tiếngở thủđô.

Về phần chàng trai trẻ đóng vai Nam và Laurent trong vở kịch nói đến trong bài viết tuần trước, đã ra trường học dạy nghề 3 năm. Trường này mang tên của một đạo diễn trứ danh Pháp: Jean Laurent Cochet, sinh năm 1935, năm nay vừa đúng 80 tuổi. Ông xuất thân từ viện quốc gia âm nhạc ngành kịch nghệ và từng đóng vai vua Nã Phá Luân vóc dáng mập tròn hơi thấp người dân Pháp rất ưa thích. Nước Pháp đã gắn huy chương tưởng thưởng vị đạo diễn đại tài với nhiều phim có diễn viên nổi tiếng đóng vai trò khác nhau như Jeanne Moreau, Michèle Morgan. Ông mở trường Cochet sau đó và đào tạo nhiều nhân tài trong lãnh vực kịch và xi-nê như Gérard Dépardieu, Carole Bouquet... và nam diễn viên lai Việt-Pháp trong ê kíp Paris-Broadway-Saigon.

Stade de France và nam ca sĩ Johnny Halliday ngồi trong quả cầu gai to lớn màu đen đưa ông ra trước sân khấu.

Vai trò đầu tiên của Nam là Tebaldeo Antonio, một thi sĩ người Ý sinh sống ở thế kỷ thứ 15, trong vở kịch mang tên “Cuộc âm mưu năm 1537” viết lại từ cuốn sách Lorenzaccio của Musset trình diễn ở rạp kịch Mouffetard. Hiện nay vở kịch này được yêu chuộng khắp nơi trên thế giới không thua kém gì “Hamlet” của Anh quốc. Cốt truyện dựa trên vai chính là Lorenzaccio, vốn yếu đuối nhu nhược nên bán linh hồn cho người anh họ quỷ quái lợi dụng đứa em bà con ngốc nghếch. Sau bao cuộc thăng trầm, người em quyết định sẽ lật đổ tên gian ác bằng cách ám sát nó dù biết rằng đây là một việc làm vô ích. Alfred de Musset vốn là nhà văn lãng mạn Pháp vào đầu thế kỷ thứ 19, đã thử viết kịch và thành công nhất với vở tuồng nói trên khi ông đi Ý du lịch với bà George Sand cũng là nhà văn, tình nhân của ông. Còn vở kịch dài nhất và rất hay của William Shakespear kể lại chuyện hoàng tử Đan Mạch tên Hamlet giả điên để khỏi bị người chú ruột sát hại sau khi hắn ta đã giết vua cha để cướp ngôi và lấy luôn hoàng hậu góa phụ làm vợ. Kết thúc tốt đẹp cho Hamlet về sau với 2 giai nhân và lấy lại ngai vàng, kẻ gian phải đền tội ác.
Từ năm 2002, Nam (Tanguy Duran) là ca - nhạc sĩ chơi thường xuyên ở quán “Café des 2 moulins” và “Edward's son” vùng ngoại ô thủ đô Paris Montmartre. Chàng trai trẻđàn, hát các tác phẩm của mình vàđóng kịch tại nhiều rạp có tiếng ở thủ đô.
Sân vận động thể thao vĩ đại biến thành nơi trình diễn ca nhạc cho một số nhỏ nghệ sĩ quốc tế (Anh, Mỹ, Gia Nã Đại) và bản xứ thu hút khách nhiều nhất nước Pháp: tên nó là sân vận động thể thao “Stade de France”.
Nơi này chứa được khoảng 80.000 người đến xem chật ních các buổi chơi túc cầu (football) hay bóng bầu dục (rugby) và các bộ môn điền kinh ở ngoại ô Bắc thủ đô thuộc vùng đồng bằng Saint-Denis (số 93). Đồng thời, nó cũng được dành cho các buổi ca nhạc, các buổi sinh hoạt đặc biệt khác nữa.
Thành lập năm 1998 nhân cuộc chiến túc cầu giữa Pháp và Tây Ban Nha mà họ thiếu sân vận động lớn, Stade de France ra đời cho giới thể thao nhà nghề rất vui mừng thay thế Stade “Parc de Prince” quá cũ kỹ và nhỏ hẹp so với các nước khác ở Châu Âu.
Sân gồm có 3 cánh chính, mỗi cánh chứa hơn 25.000 chỗ ngồi được gắn liền với nhau theo nguyên tắc di chuyển và tháo ráp được rất đặc biệt. Hơn 80.000 khán giả khi ra về theo các lối đi đưa ra ngoài chỉ trong vòng 8 phút kỷ lục, nếu không khẩn cấp thì cần đến 15 phút với cả chục cầu thang treo nối liền các tầng cao thấp khác nhau để người xem thấy rõ toàn diện cảnh tượng trên đất bằng. Nơi đây có 2 màn ảnh khổng lồ lớn bằng sân chơi tennis để khán giả theo dõi chi tiết.
Vào tháng 7 năm vừa thành lập xong, ban nhạc Anh The Rolling Stones là nhóm nghệ sĩ đầu tiên trình diễn nơi đây với 1 ca sĩ nội địa J.L. Aubert hát mở đầu. Cùng năm 98, vào tháng 9 là nam ca sĩ trứ danh ngày xưa báo Kịch Ảnh bên nhà vẫn đăng tải hình ảnh đều đều cùng với nữ ca sĩ thần tượng của giới trẻ khi đó là Johnny Halliday (và Sylvie Vartan) trình diễn tại đây.
Nam ca sĩ từng cho biết là ông có dây thanh đới trong cổ họng dầy gấp đôi người khác nên giọng hát trời cho thật mạnh mẽ và đặc sắc vào bậc thượng hạng trong giới nghệ nhân đã trình diễn trong vòng 3 đêm trước 215.000 khán thính giả !
Vấn đề tối hậu của những sô diễn khổng lồ (méga-shows) với cả chục ngàn khán giả trong một sân vận động rộng thênh thang (Stade de France: sân cỏ chính giữa hình kèm theo có kích thước dài 120 mét rộng 75 mét, diện tích 9000 thước vuông không kể các phần còn lại) là chuyện những cái loa và âm thanh !
Chúng ta từng có dịpđi xem những buổi trình diễnđại nhạc hội ngoài trờiđều tránhđứng gần những thùng loa khổng lồâm thanh quá mạnh có thể gây chứngđiếc tai do thủng màng nhĩ không chữađược. Vì vậy, nước Pháp cũng không ra ngoài lệ thường là dùng đến kỹ thuật “play-back” của Mỹ đưa ra vừa tiện vừa lợi cho cả đôi bên. Nhà báo “le Parisien” (cư dân thủ đô) điều tra kỹ lưỡng lần đầu tiên năm 1998 sự kiện mà không ai để ý tới. Người kể giấu kín tên tuổi đã cho nhà báo biết vài chi tiết đáng quan tâm :
Hỏi : Có tin đồn cho rằng cuộc trình diễn ở Stade de France của ca sĩ J.H. có nhờ tới phần thu thanh trước (play-back) có đúng không ?
Đáp : Phải, dàn nhạc thính phòng chơi giả, dàn ca sĩ hát giọng phụ họa theo cũng hát giả, và chính Johnny khi đứng trên sân khấu dựng lên giữa sân cỏ cũng hát nhái mà thôi một hơi cả 7 hay 8 bài !
Hỏi :Ông có chắc chắn vậy không chứ ?
Đáp : Chắc chắn, vì nó có hiện tượng "âm thanh lệch lạc" nghĩa là tiếng hát và nhạcđệm khôngăn khớp với nhau. Nó bị chậm đi một chút giữa 2 thứ này mà lỗ tai khán thính giả không phân biệt được vì tiếng ồn tổng quát át đi. Nếu chúng ta nhìn thật kỹ thì thấy đàn điện không có dây nối với ống loa, không có micro ; nếu dùng ống dòm mà coi thì thấy rất rõ điều này.
Hỏi : Thế còn cái micro cầm tay của Johnny nó có điện chạy không ?
Đáp : Không, vì nó sẽ gây hiệu ứng âm thanh rền vang (effet larsen) dội vào các ống loa khuếch đại đặt chung quanh sân vận động sẽ làm khó chịu vô cùng cho người đứng tham dự. Khi J. hát chung với 1 nữ ca sĩ khác (Lara Fabian, giọng nữ thanh cao vút như Maria Carey của Mỹ) cũng bị vấn đề này rất bực mình ! Đó là vấnđề kỹ thuật nặng nề nhất.
Hỏi : Vậy thì dùng play-back là đúng rồi ?
Đáp : Đúng, nhưng chúng tôi chỉ dùng một phần nhỏ thôi vì còn phải ra CD Live nên âm thanh phải tuyệt hảo dù có một góc “ảo” được chêm vào bên trong mà ít ai nhận thấy.
Hỏi : Quý vị làm saođể có sự tuyệt hảo như vậy ? Thu trướcởđâu ?
Đáp : Ngay tại sân vận động này, trong những buổi tập dượt. Dàn ca sĩ phụ thì thu âm trước trong phòng thu cho chắc ăn, khi Johnny hát thật còn họ đứng sau lưng hòa theo là giả mà chẳng ai biết vì âm thanh phát lại quá tốt dù có tới 400 người nhái theo!
Dù saođi nữa, luôn luôn có chuyện ghi-tađánh sai nốt, vàiđiều lầm lẫn gìđó, không thể cóđược trăm phần trăm hoàn hảođâu.
May mà khán thính giảđi xem làđể thưởng thức toàn bộ không khí vĩđại của mọi thứ chứ họ không màngđến những chi tiết. Ngay cả dàn nhạc trẻ của nhóm Rolling Stones cũng chơi play-back một phần. Theo tôi thấy, cũng nên phải tôn trọng khán giả chứ gạt họ mãiđâuđược. Vì méga-shows thì xoay sở chút ít nhưng có các ca sĩ khác hoàn toàn dùng “live” cho mọi thứ. Người Pháp ta khác Mỹở chỗđó.

Nguyễn Thị Ngọc Diễm

 

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT