Mẹo Vặt

Xà bông: Làm sao biết dùng nhiều dùng ít? (bài 2)

Wednesday, 25/06/2014 - 02:36:34

Tiếp tục câu hỏi về vấn đề dùng xà bông quá nhiều hay quá ít trong máy giặt, hôm nay chúng ta lại nhờ đến ông kỹ sư Vermon Schmidt, người đã viết riêng một quyển sách để tặng các bà nội trợ, bao gồm những điều rất đơn giản mà tác giả bảo rằng ngay cả đàn ông cũng hiểu được.

Vũ Hằng



Cặn xà bông có thể đọng lại ở viền cao su quanh cửa, gây mùi hôi.



Những vũ khí sắc bén để clean máy giặt: Dấm và baking soda



Nước cứng để lại tàn tích trên vòi sen
 
Tiếp tục câu hỏi về vấn đề dùng xà bông quá nhiều hay quá ít trong máy giặt, hôm nay chúng ta lại nhờ đến ông kỹ sư Vermon Schmidt, người đã viết riêng một quyển sách để tặng các bà nội trợ, bao gồm những điều rất đơn giản mà tác giả bảo rằng ngay cả đàn ông cũng hiểu được.

Dùng xà bông quá nhiều

Đây là cách kỹ sư Schmidt làm thí nghiệm để biết xem mình có thói quen dùng quá nhiều xà bông xưa nay không.

Mở cho máy chạy, nhưng ĐỪNG chế xà bông, cũng ĐỪNG cho quần áo vào máy. Cứ để máy trống, hoặc cho vài cái khăn tắm sạch vào trong máy.

Năm phút sau, kiểm tra xem nước có sủi bọt lên không. Nếu là máy Front-Load, có thể dùng đèn Pin soi qua cửa kính. Nếu là máy Top-Load, chỉ việc nâng nắp lên để nhìn vào bên trong.

Nếu nước không sủi bọt, mình có thể yên tâm là cặn xà bông từ những lần giặt trước đây không kẹt trong kẽ máy.

Nếu nước có sủi bọt, đó là xà bông cũ còn sót lại, do dùng quá nhiều những lần trước.

Từ đó, bạn có thể giảm lượng xà bông mỗi khi giặt trong tương lai. Còn bây giờ, chúng ta phải làm gì để đối phó với đám cặn xà bông kẹt trong máy? Chính đám cặn này là thủ phạm gây ra mốc nấm và mùi hôi thở ra từ máy giặt những lúc nó nghỉ ngơi.

Hậu quả: Tẩy cặn và clean máy

Để tẩy những tầng cặn xà bông bám trong lòng máy, chúng ta cần kiếm những vũ khí rất sắc bén là …. dấm và baking soda, rồi làm như sau:

- Vặn nút điều khiển lên nhiệt độ “Hot”

- Đổ từ 2 tới 4 tách DẤM vào máy

- Mở cho máy chạy chừng 1 phút để dấm hòa vào nước. Rồi thêm chừng ½ tách BAKING SODA.

- Sau đó, cho máy ngừng 30 phút để hỗn hợp dấm + baking soda ngấm và tẩy rửa những tầng xà bông đóng cặn.

- Mở máy chạy tiếp cho đến khi nước rút ra hết thì ngưng.

- Chạy thêm một chu kỳ Dấm và Baking Soda nữa cho chắc ăn.

- Nếu đây là lần “clean” máy đầu tiên kể từ khi “rước nàng về dinh” đến nay, thì xin cố cho máy chạy một lần nữa, nhưng bây giờ mở nước lạnh. Với đợt nước lạnh này, bảo đảm tất cả những cặn bẩn ẩn sâu cách mấy cũng sẽ được tẩy rửa hết.

Ngoài ra, nếu dùng máy Front-Load, chúng ta còn phải lật vành cao su tròn viền quanh cửa máy ra để rửa bằng tay. Cặn xà phòng dính ở đây khá nhiều là nguồn gốc phát sinh mùi hôi. Và đừng quên, mở hé cửa ra sau mỗi lần sử dụng máy giặt.

Dùng xà bông quá ít?

Vấn đề thường xảy ra với chúng ta là dùng xà bông quá nhiều, phần vì thói quen, phần vì sợ…. quần áo không đủ sạch. Thì đúng là nếu dùng xà bông quá ít, quần áo sẽ không sạch, đồng thời những cặn bẩn cũng để lại trong máy. Vậy, thế nào là quá ít? Chúng ta có thể theo 2 tiêu chuẩn sau đây:

Tùy theo đề nghị của nhà sản xuất xà bông:

Số lượng cần dùng thay đổi tùy theo phẩm chất của xà bông, có loại đặc, có loại lỏng, có loại HE, có loại thường.

Điều trước tiên là phải xem, nhà sản xuất đề nghị mình dùng như thế nào. Như trước đây chúng ta đã đề cập, nhà sản xuất thường khuyến khích chúng ta dùng nhiều hơn cần thiết. Chúng ta có thể dùng chừng ½ số lượng họ đề nghị cũng đủ. Dùng ít hơn môt nửa thì sợ rằng quá ít.

Tùy theo phẩm chất nước tại nhà mình:

Giặt bằng nước mềm ít tốn xà bông. Còn nước cứng thì phải dùng gấp đôi. Cụ thể, dùng xà bông HE (high-efficiency), chúng ta chỉ dùng 1 thìa xà bông cho nước mềm, nhưng phải dùng đến 2 thìa cho nước cứng.

Phân biệt nước mềm và nước cứng, chúng ta có thể tóm tắt như sau:

Nước cứng là nước có lẫn nhiều khoáng chất, nhất là chất vôi, thường để lại cặn bựa trên bồn rửa, trên vòi nước, và trên quần áo. Rõ nhất là những tầng vôi trắng bám quanh vòi sen trong phòng tắm, có khi còn làm nghẽn luôn dòng nước… sau một thời gian sử dụng. Nước cứng để lại cảm giác rin rít trên da, có thể gây khó chịu, sau khi tắm.

Nước mềm không có, hoặc có ít chất vôi… thường được ưa chuộng hơn trong việc tắm rửa và giặt dũ…. Ở những địa phương dùng nước cứng, nhiều tư gia phải tự mình gắn thêm máy làm mềm (water softener) để khử bớt chất vôi.

Nước cứng và nước mềm nghe hơi lạ tai đối với nhiều người, nhưng đó là những ý niệm căn bản mình cần biết. Thêm một điều nữa là người ta thường thích nước mềm hơn nước cứng. Ông Cả Đẫn nhà em đề nghị: Vậy, so sánh chúng với nước cơm và nước phở cho dễ nhớ! Nhưng … phở lúc nào cũng có nước, còn cơm thì lúc có nước lúc không, làm thế nào mà so sánh được nhỉ?

Vuhang231@yahoo.com

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT