Bình Luận

Ác mộng ô nhiễm

Wednesday, 13/04/2016 - 10:56:27

Bài báo trình bày những thống kê mới nhất và đầy đủ nhất của viện Môi Trường (Institute of Public and Environmental Affairs) về tình trạng mọi dòng nước đều bị hóa chất chứa trong nước thải kỹ nghệ, và trong phân bón hoa mầu làm ô nhiễm , rồi ghi nhận là những dữ kiện này quả là khiếp đảm, và sẽ ảnh hưởng nặng nề trên đời sống của người Hoa.

Bài NGUYỄN ĐẠT THỊNH

Trong số phát hành sáng thứ Hai 4/11 tờ nhật báo “Doanh Thương Quốc Gia” tại Bắc Kinh nêu lên một câu hỏi khiếp đảm “Trung Quốc còn một mạch nước ngầm nào chưa bị ô nhiễm không?” Câu hỏi ác nghiệt đã phải nêu lên, thì ngay trong câu hỏi đó đã có câu trả lời.




Ba chữ “mạch nước ngầm” để chỉ những mạch nước chúng ta không thấy trên mặt đất, như biển, sông, rạch, suối, kinh, v.v... Mạch nước ngầm nằm sâu trong lòng đất, và thường cũng bị ô nhiễm do thể chất đất tại những vùng nước chẩy qua.

Bài báo trình bày những thống kê mới nhất và đầy đủ nhất của viện Môi Trường (Institute of Public and Environmental Affairs) về tình trạng mọi dòng nước đều bị hóa chất chứa trong nước thải kỹ nghệ, và trong phân bón hoa mầu làm ô nhiễm , rồi ghi nhận là những dữ kiện này quả là khiếp đảm, và sẽ ảnh hưởng nặng nề trên đời sống của người Hoa.

Để trấn an dư luận, ông Ma Jun, Giám đốc sở Môi Trường, nói rõ hơn là cuộc khảo cứu của sở chỉ giới hạn vào những nguồn nước tương đối gần mặt đất, trong lúc nhiều thành phố bơm nước từ những độ sâu vài trăm, hoặc vài ngàn thước dưới mặt đất.

Ma Jun nói, “Con số những thành phố sử dụng mạch nước ngầm gần mặt đất mỗi ngày một giảm bớt; chính phủ địa phương đào nhiều giếng thật sâu để lấy nước uống. Điều này vô cùng quan trọng."

Lời trấn an của Ma Jun -một viên chức chính phủ- mang nặng tính chính trị; mọi người đều biết tuyệt đại đa số lượng nước uống và tắm giặt của người Hoa là nước nổi, nước trong những dòng sông, những hồ chứa được bơm vào hệ thống nước của thành phố.

Nhiều thành phố có hệ thống nước tương đối tốt, bơm từ những mạch nước chìm sâu trong lòng đất, tuy nhiên đa số người Hoa vẫn còn múc nước giếng, nước sông lên sử dụng.

Từ lâu chính phủ Trung Cộng vẫn báo động tình trạng ô nhiễm trầm trọng bầu khí quyển; tuy nhiên nạn ô nhiễm không khí vẫn chỉ giới hạn vào các thành phố lớn và các thị trấn kỹ nghệ; nạn ô nhiễm nước có cơ nguy lan rộng cùng khắp, vì tính lưu động của nước.

Năm 2011 bộ Bảo Vệ Môi Trường của chính phủ Trung Cộng phổ biến một kế hoạch giải quyết nạn những mạch nước ngầm bị làm ô nhiễm; theo kế hoạch đó thì chỉ cuối thập niên này họ hoàn thành công cuộc bảo vệ những mạch nước ngầm.

Năm 1970 người Hoa chỉ sử dụng có 57 tỉ thước khối nước, nhưng đến năm 2009 họ dùng đến 110 tỉ thước khối nước, mà con số này chỉ là mức tiêu thụ của thị dân -20% dân số toàn quốc. Nạn thiếu nước trên vùng Cực Bắc Trung Quốc -vùng đồng khô cỏ cháy- là tình trạng kinh niên; những mạch nước ngầm chỉ thỏa mãn được 2 phần 3 nhu cầu nước trong gia đình.

Nạn ô nhiễm mạch nước ngầm đang loại dần những mạch nước không đủ ngầm sâu vào lòng đất; năm 2014 gần nửa tổng số 2071 giếng nước ngầm bị xuống cấp “nước hơi xấu”, và 36% xuống cấp “nước quá ô nhiễm”.
Dân biểu Zheng Yuhong, một chuyên viên canh nông, báo động là trong khóa họp vừa rồi, Quốc Hội Trung Cộng đã bỏ lơ không thảo luận về vấn đề nước ô nhiễm nữa. Ông Yuhong nói giới làm luật của Trung Cộng cũng nản lòng, vì nhiều kế hoạch “trị thủy” họ đề ra đều không được áp dụng.

Trong bản nghiên cứu vừa được công bố, chính phủ Trung Cộng xác nhận 32.9% giếng nước tại Bắc và Trung phần Trung Hoa bị liệt vào “nước cấp 4” - loại nước chỉ có thể dùng trong kỹ nghệ, chứ không còn là nước gia dụng được nữa.

“Nước cấp 5” trong 47.3% tổng số giếng nước sâu còn tệ hơn nữa, vì chuyên chở nhiều loại hóa học như manganese, fluoride và triazoles, chỉ có thể dùng để trị loại mộc nhĩ độc thường mọc trên thân cây.
Theo thống kê của Viện Môi Trường vừa được phổ biến thì 80% mạch nước ngầm của Trung Quốc bị ô nhiễm đến mức không thể uống hoặc tắm được nữa. Người Hoa không coi nhẹ hai chữ "ô nhiễm" như người Mỹ, vì họ thực sự và thường xuyên sống với ô nhiễm. Nhiều chính khách Mỹ vẫn còn bảo vệ các nhà máy điện tạo điện bằng cách đốt than.

Một giáo sư người Anh gốc Hoa -ông Dabo Guan- dạy tại University of East Anglia, vùng Đông Anh quốc, góp ý, “Thị dân Trung Quốc sợ ô nhiễm không khí, trong lúc toàn dân Trung Quốc sợ ô nhiễm mạch nước; cả 2 quốc nạn có cùng một nguyên nhân: chính phủ đặt nhẹ việc bảo vệ môi trường.”

Giáo sư Guan cho là giải pháp duy nhất cho Trung Quốc là đào giếng sâu hơn nữa, nhưng lượng nước này sẽ không đủ để thỏa mãn nhu cầu uống và tắm của 1,380,971,321 người Hoa. Thiếu nước sạch vẫn thường xuyên là vấn đề tạo khó khăn cho nhân loại; nhưng không quốc gia nào gặp khó khăn nhiều hơn, và cấp bách hơn Trung Quốc. Uống và nấu nướng bằng nước ô nhiễm tạo ra nhiều chứng bệnh, và tạo ra tình trạng chậm lớn.

Giải pháp giúp Hoa Kỳ thành công trong việc bảo vệ phẩm chất của nước là tiền -người Mỹ chấp nhận trả một cái giá tương đối cao để có nước sạch. Năm 2002 mỗi gia đình trung lưu Mỹ trả khoảng 1.1% lợi tức vào việc mua nước với giá $2.72 mỗi thước khối nước. Cũng như mọi trị giá khác trên đời, nước sạch không free. Người Tầu phải đầu tư vào hệ thống nước sạch của họ.

Kính thưa quý vị độc giả,
Nếu quý vị đánh giá bài báo này là “đọc được”, tác giả trân trọng mời quý vị đọc thêm 73 bài nữa được tuyển chọn và in trên 540 trang giấy vàng lợt, khổ 6x9, trình bày trang nhã, đầy đủ hình ảnh, sách đóng chỉ, bìa cứng, dưới tựa đề BÌNH LUẬN THỜI SỰ giá $30. Độc giả ngoài Hoa Kỳ xin giúp thêm $10 cước phí (trong tổng số trên $22)

Mua sách xin quý vị gửi chi phiếu về địa chỉ:
Nguyễn đạt Thịnh
515 Crestwater Ct.
Houston, TX 77082

 

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT