Việc Làm

Bốn cách thông minh để nhờ giúp đỡ, khi bạn mới vào làm việc

Sunday, 08/04/2012 - 09:12:54

Sau đây ông Justin Thompson mách cho bạn một vài điều, để giúp cho bạn có đủ can đảm mà thốt ra được một câu ngắn: “Xin giúp tôi”!
 

Một công việc mới có thể làm cho bạn bị áp đảo, đặc biệt là khi các dự án được ném tới tấp vào bạn với một tốc độ dồn dập không ngừng nghỉ, nhưng lại ít có sự hướng dẫn chỉ bảo cho bạn cách làm. Nhưng bất luận bạn đang tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp, hoặc bạn vừa bắt đầu vào làm một công việc mới, thì bạn vẫn được phép để yêu cầu người khác giúp đỡ cho mình. Mặc dù có thể bạn nghĩ rằng viên quản đốc hoặc các đồng nghiệp của bạn thấy rõ là bạn cần đến sự hướng dẫn, nhưng có thể họ lu bu bề bộn đến nỗi không nhận ra được rằng bạn đang gặp phải khó khăn. Sau đây ông Justin Thompson mách cho bạn một vài điều, để giúp cho bạn có đủ can đảm mà thốt ra được một câu ngắn: “Xin giúp tôi”!

1. Hãy có thái độ khiêm tốn
Có thể bạn đã nói xong về chuyện được bước chân vào trong cửa, nhưng ngay cả khi bạn hội đủ điều kiện, thì bạn vẫn còn gặp phải khó khăn trong việc học cách làm một công việc mới. Điều này đặc biệt đúng, nếu bạn vừa mới chân ướt chân ráo bước ra từ cổng nhà trường. Khi bạn khởi sự một công việc mới, không ai trông đợi bạn biết rành rẽ. Vì vậy, đừng bước vào cửa với giả định rằng mình biết tất cả mọi thứ. Nếu cứ làm như thể bạn có cùng một trình độ chuyên môn và kiến thức ngang với vị tổng giám đốc điều hành, thì thái độ ấy sẽ chỉ gây ra phản tác dụng mà thôi. Thái độ như vậy sẽ không làm cho bạn có được bất cứ người bạn nào, đã thế lại còn làm cho bạn bị tống ra khỏi cửa nữa đấy. Thay vì vậy, bạn nên khiêm tốn và chấp nhận khiếm khuyết cũng như những ưu điểm của mình. Hãy nhớ rằng họ đã thuê bạn vào làm là vì có một lý do.

2. Ai xin giúp thì sẽ được giúp cho
Cách thức duy nhất để học hỏi và phát triển trong sự nghiệp của mình là bằng cách tò mò biết hỏi. Ngay cả những vị giám đốc điều hành cũng phải đặt câu hỏi. Người chủ của bạn thà nghe bạn hỏi, và hiểu đúng nội dung dự án, hơn là để cho bạn bắt tay vào việc mà không biết một cách rõ ràng chắc chắn.

3. Hãy đặt các câu hỏi một cách thông minh
Một bí quyết để đặt ra những câu hỏi tại nơi làm việc là biết cách hỏi đúng câu, theo đúng cách. Đừng hỏi những câu chỉ đòi người ta phải trả lời một đúng hai sai. Thay vì vậy, hãy hỏi cấp trên của bạn những gì người ấy kỳ vọng nơi bạn, để nhờ đó mà bạn chắc chắn đáp ứng được những điều họ trông đợi. Điều này cũng đem lại cho bạn một cơ hội để hỏi quản đốc của bạn nếu người ấy thích một điều gì đó hơn, trong cách thức nhiệm vụ được thi hành, hoặc khi nào phải làm công việc ấy. Một cách khác là đến gặp người chủ, với những ý tưởng hoặc những đề nghị, và hỏi xem những điều ấy có phù hợp với những gì mà người ấy đang suy nghĩ hay không. Bằng cách định vị các câu hỏi của bạn theo cách thức như vậy, bạn sẽ nhận được hiệu quả do những ý tưởng riêng của bạn, thay vì hỏi ông/bà chủ về những gì bạn phải làm. Cấp trên ấy sẽ đánh giá cao sáng kiến của bạn.

4. Tâm sự với người khác
Bà Lindsey Pollak, chuyên gia về nghề nghiệp và là tác giả cuốn sách “Getting from College to Career” (Từ Đại Học Đến Nghề Nghiệp) đưa ra lời khuyên: “Khi nghi ngờ, thì cứ việc hỏi. Đây là sách lược không sai cho một người trẻ nào mới bước vào trong lực lượng lao động, và nó cũng đem lại hiệu quả cho những người đã thành chuyên nghiệp”. Bà khuyên nên hỏi ý kiến bạn bè hoặc các chuyên viên cố vấn mà mình tin cậy, về cách thức giải quyết những tình huống nơi chỗ mình làm việc. Bà nói: “Trong khi lập kế hoạch về nghề nghiệp của bạn và tìm kiếm việc làm, sẽ có rất nhiều quyết định mà bạn không thể nào tự mình làm lấy được, cũng như sẽ có những tình huống mà bạn không thể biết câu trả lời nào là đúng, nếu không nhờ đến một ai đó có kinh nghiệm nhiều hơn. Hãy nhờ người ta giúp mình, khi bạn cần được giúp đỡ. Thỉnh thoảng chúng ta ai cũng có khi cần đến sự hỗ trợ như vậy”.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT