Thế Giới

Năm em Trung Hoa được cấy tai từ phòng thí nghiệm

Saturday, 03/02/2018 - 07:45:48

Trong 12 tuần, các tế bào bắt đầu phát triển theo hình dạng của chiếc khuôn, thay thế những mảnh đã bị phân hủy của khuôn. Kế đó cái nửa khuôn nửa tai được ghép vào các em. Trong số này có mấy em cần phải có thủ thuật kéo dài 12 tuần căng kéo da ra cho đủ rộng để chứa cái khuôn tai đó.


Một em có tai xấu nay được “mọc” tai mới, đẹp hơn, được “chế” và mọc từ tế bào của chính em trai.

Các khoa học gia Trung Hoa nói rằng họ đã hoàn thành một điều từ lâu đã là một mục tiêu trong thế giới y khoa tái tạo. Đó là cho một người nào đó một cái tai mới, hoàn toàn thích ứng, và đẹp, được cấy nuôi trong phòng thí nghiệm. Điều làm cho kỳ công này trở thành đầu tiên trên thế giới là cái tai ấy được tạo ra bằng chính tế bào của người đó.

Thủ thuật thí nghiệm được thực hiện với năm đứa trẻ, tuổi từ 6 đến 10. Các em bị tai xấu, chưa phát triển đầy đủ, một chứng được gọi là microtia. Hiện nay, các phương pháp điều trị thẩm mỹ duy nhất có sẵn cho người bị tai xấu như vậy là cấy ghép một cái tai giả. Nhưng tai giả có thể bị cơ thể từ chối, hoặc một cái tai được tạc thô từ sụn xương sườn bởi một bác sĩ giải phẫu, thường trông có vẻ kém tự nhiên.

Các nghiên cứu gia Trung Hoa đã tạo ra một bản sao được in nổi 3D của cái tai bình thường của mỗi đứa trẻ (thu được qua một cuộc chụp scan CT), nhưng với kích thước bị đảo chiều. Sau đó bản sao này được dùng để tạo ra một cái khuôn có những lỗ rất nhỏ và được làm bằng vật liệu phân hủy sinh học. Cái khuôn được đổ đầy bằng các tế bào sụn lấy từ cái tai bị biến dạng của các em, được nuôi lớn thêm trong phòng thí nghiệm.

Trong 12 tuần, các tế bào bắt đầu phát triển theo hình dạng của chiếc khuôn, thay thế những mảnh đã bị phân hủy của khuôn. Kế đó cái nửa khuôn nửa tai được ghép vào các em. Trong số này có mấy em cần phải có thủ thuật kéo dài 12 tuần căng kéo da ra cho đủ rộng để chứa cái khuôn tai đó.

Cuộc giải đầu tiên đã được thực hiện cách đây hai năm rưỡi với một em 6 tuổi. Và ca mổ mới nhất diễn ra cách đây chỉ hai tháng. Cho đến nay, mấy cái tai vẫn ở yên, không có dấu hiệu của việc cơ thể vô tình hấp thụ hoặc từ chối tai mới. Sụn cũng tiếp tục dần dần thay thế khuôn, tạo ra một dáng vẻ tự nhiên hơn theo thời gian trôi qua. Các kết quả của nhóm nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí EBioMedicine vào cuối tháng Giêng.

Bà Tessa Hadlock, bác sĩ giải phẫu tạo hình tại bệnh viện chuyên về tai và mắt Massachusetts Eye and Ear Infirmary ở Boston, nói với tạp chí New Scientist, nơi đầu tiên đăng tin về cuộc nghiên cứu tại Trung Hoa, “Đó là một phương pháp rất thú vị. Họ đã cho thấy rằng có thể tiến gần tới việc khôi phục cơ cấu của tai.”
Trong nhiều thập niên các khoa học gia đã tìm cách chế tai mới hoàn hảo. Họ lấy cảm hứng một vụ một con chuột được cấy một cái tai trên lưng. Một bức ảnh chụp từ một cuộc nghiên cứu vào năm 1997 cho thấy một con chuột trong phòng thí nghiệm với một cái tai trông giống tai người đang mọc lên từ da con chuột. Cái tai này thực ra chỉ là sụn bò được tạo dáng để trông giống như một cái được trồng trên một dàn có hình dáng tai và được ghép vào con chuột. Thế nhưng cái tai đó vẫn gieo mầm ý tưởng rằng một ngày nào đó người ta có thể sản xuất đại quy mô các bộ phận cơ thể cần thiết.

Theo tiến sĩ Bruno Peault, một chuyên gia y khoa tái tạo tại đại học University of Edinburgh ở nước Anh, cũng như tại UCLA ở Nam California, việc tạo ra một tai mới cũng là một mục tiêu rất hấp dẫn, vì mức độ đơn giản của việc đó. là Về mặt căn bản, tai chỉ là sụn và da, vì thế tai sẽ là một điều giúp tiến bước trong việc học, dẫn tới mô kỹ thuật sinh học mà cơ thể sẵn sàng tiếp nhận.

Ông Peault và các đồng nghiệp ở Anh và Mỹ đang nghiên cứu một dự án tương tự, dùng các dàn được in nổi 3D để phát triển tai mới. Tuy nhiên phương pháp của họ dùng các tế bào gốc lấy từ mô mỡ của bệnh nhân. Mô này có thể được hướng dẫn để trở thành tế bào tai. Theo Peault cho biết, những tế bào này, chứ không phải là các tế bào sụn được các nhà khoa học Trung Hoa dùng, sẽ tạo ra một cơ sở vững chắc hơn để phát triển một cái tai mới.

Ông nói về các phương pháp của nhóm Trung Hoa, “Họ đang dùng một cái gì đó không thuần túy, nhưng có thể vẫn có hiệu quả.”

Các khoa học gia sống ở Trung Hoa có một lợi thế là họ có thể nghiên cứu nhanh hơn những người như ông Peault. Ông nói, “Nói chung, mọi sự tiến triển nhanh hơn ở các nước như Trung Hoa, vì các quy định cần thiết để tiến tới những cuộc thử nghiệm chẩn y đều lỏng lẻo hơn nhiều, so với ở Hoa Kỳ hay Âu Châu. Ở Mỹ, đó là một tiến trình lâu, khó khăn, đôi khi gây nhiều thất vọng và tốn kém. Trong khi đó, các khoa học gia đằng sau kế hoạch nghiên cứu hiện thời để theo dõi các bệnh nhân của họ trong ít nhất năm năm, để bảo đảm những cái tai vẫn nguyên vẹn ngay cả sau khi dàn đỡ hoàn toàn bị hủy. Họ cũng hy vọng cải tiến quy trình đó, để tránh những biến chứng xảy ra với một số bệnh nhân, như sẹo và một sự biến dạng nhẹ nơi những cái tai mới theo thời gian trôi qua.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT