Thế Giới

Đạo luật The Voice sẽ thay đổi xã hội nước Úc, chỉ Vote YES or NO cho công dân từ 18 tuổi

Saturday, 14/10/2023 - 02:08:38

“Aboriginal and Torres Strait Islander Australian” hay còn gọi là “Indigenous People”, hoặc “First Nations People” chỉ những người Úc có nguồn gốc, hoặc ít nhiều có mang trong mình dòng máu của dân bản xứ sống trên lục địa Úc Châu hoặc dân các đảo xung quanh - tạm gọi chung là “thổ dân”

Australia

Bài viết phân tích của anh bạn mình rất hay. Theo ý kiến mình là đúng và hợp lý...Xin được chia sẻ. Xin cảm ơn.

" YES or NO

Ngày 14/10/2023, tất cả các công dân Úc trên 18 tuổi phải đi bỏ phiếu vụ “The Voice”. Người dân sẽ chọn YES hoặc NO cho câu hỏi dưới đây:


“A proposed law: to alter the Constitution to recognise the First Peoples of Australia by establishing an Aboriginal and Torres Strait Islander Voice. Do you approve this proposed alteration?”.

Nếu quá bán chọn YES, thì sẽ có thêm một tổ chức có tên gọi tắt là “The Voice”, đại diện cho thổ dân được lập ra. Trong khi đó, từ lâu trong quốc hội liên bang và các nghị viện tiểu bang đã có những hội đồng, uỷ ban, bộ trưởng và các nghị viên chuyên trách về thổ dân.

“Aboriginal and Torres Strait Islander Australian” hay còn gọi là “Indigenous People”, hoặc “First Nations People” chỉ những người Úc có nguồn gốc, hoặc ít nhiều có mang trong mình dòng máu của dân bản xứ sống trên lục địa Úc Châu hoặc dân các đảo xung quanh - tạm gọi chung là “thổ dân”. Theo thống kê 2021, hiện có 983 nghìn người, chiếm 3.8% dân số. Năm 1788, khi người Anh tới Úc chiếm đất, ước tính có chừng 350 nghìn tới 900 nghìn thổ dân.

Trước hết, phải khẳng định là hầu như tất cả mọi người, trong đó có tôi, đều đồng thuận rằng, phải có sự thay đổi nào đó, và phải làm tốt hơn nữa việc giúp đỡ thổ dân. Nhưng làm thế nào, thì cần những kế hoạch chi tiết, chứ không phải là vội vàng thay đổi hiến pháp - khi chưa có một chương trình cụ thể nào.

Nếu chọn YES, thì tựa như ký khống một tấm séc chi tiền mà chưa biết người ta sẽ viết những con số gì vào đó.

Nếu YES thắng, nó có thể khơi dậy những bất ổn và những hệ quả không mong muốn, vài trong số đó bao gồm:

1. Tạo ra sự phân biệt giữa sắc dân nọ với sắc dân kia. Nếu thổ dân đòi những ưu tiên và quyền lợi riêng, thì dân gốc Tàu chẳng hạn - cũng có thể đòi quyền tương tự. (Người Tàu tới Úc Châu khoảng năm 1420s, trước người Anh hơn 300 năm). Rồi những nhóm người tị nạn, mới nhập cư, người Đông Âu, người gốc Phi, hay kể cả dân gốc Anglo cũng có thể làm vậy. Như thế sẽ tạo tiền đề cho sự chia rẽ sắc tộc, là điều rất đáng sợ.

2. Đe doạ ổn định và an ninh quốc gia. Thổ dân từ lâu đã có những ưu đãi đặc biệt, gần như đặc quyền đặc lợi, sống trên cả luật pháp. Giờ tạo ra“The Voice”, thì tổ chức chính trị được hiến pháp thừa nhận này có thể bị lũng đoạn, tạo ra những phong trào nhạy cảm, dễ bị các thế lực bên ngoài thao túng, tài trợ, chèo kéo, xúi giục (như TQ đang thực hiện với các quốc đảo xung quanh).

3. Gây khó khăn cho điều hành và quản lý nhà nước. “The Voice” sẽ tạo ra thêm những tổ chức đại diện cho thổ dân ở các tiểu bang và các chính quyền địa phương. Các tổ chức ấy không có những công việc cụ thể nào, rất khó kiểm soát, tiêu tốn ngân sách. Không chỉ chồng chéo lên chức năng của nghị viện và của các hội đồng thổ dân sẵn có - các tổ chức ấy có thể cản trở hoặc gây khó dễ cho các kế hoạch và chính sách quản lý điều hành ở mọi cấp chính quyền.

4. Châm ngòi cho các tranh chấp đất đai. Hơn 500 bộ tộc thổ dân từ lâu đã lên tiếng đòi lại đất đai của tổ tiên họ. Giờ sửa hiến pháp, họ có thể tiến hành chính thức việc đòi đất thông qua hệ thống tư pháp, dẫn đến tranh chấp giữa chính quyền với thổ dân, và giữa các bộ tộc với nhau - làm tê liệt các chính sách về quản lý đất đai, cùng hàng loạt các dự án phát triển hạ tầng.

Mọi việc đang yên ổn, giờ lại tự tạo thêm các rắc rối, tiềm tàng những bất ổn - thì rất là không nên. 

Hãy vote NO! Please!
Facebook Toan Dam

Thổ dân Úc
Thổ dân Aborigines  ở Úc. Photo by Jordan Donaldson | @jordi.d on Unsplash

Một số ý kiến bình luận trên facebook:

Hoàng Nguyễn: Cũng có Chính những người thổ dân Úc vận động cho bầu chọn 'NO'. Có thể thấy Đảng lao động đang cầm quyền muốn lèo lái nước Úc phải đi theo chính sách riêng của họ là sửa hiến pháp, sửa đổi hiến pháp rồi thì không bao giờ có thể sửa lại được, làm sao mà có thể chắc chắn là chính sách của đảng Lao động là sẽ luôn luôn đúng. Bài viết post này nêu lên những sự thực không thể phủ nhận được.

Thanh Nguyen: Mình vote NO. Nhưng kết quả sẽ là 55 45 hay nhỉnh nhỉnh như vậy và phần thắng sẽ thuộc về YES. Vì theo kinh nghiệm cá nhân không biết do gian lận hay lý do gì đó mà kết quả bầu cử đều ngược lại với số đông. Bầu cử chỉ là hình thức trình bày cho có lệ. Ai tin vào sự minh bạch của Úc thì tin. Mình thì không. Hi vọng kết quả ngày mai không như vậy.

Nguyen Van Huong: Hãy để thổ dân tự quyết định số phận của họ. Tôi dân nhập cư không biết gì về vấn đề này. Không biết thì "say No"

Nguyen Le: Tôi chọn NO vì có suy nghĩ giống như bạn … nhưng thêm một lý do nữa là người thổ dân họ nói tốt vậy thôi chứ khi họ có quyền lực trong tay rồi thì tất cả đều thay đổi … lúc đó có hối cũng không kịp … vả lại cộng đồng Thổ dân cũng không có nhiều nhân tài …
Quý vị cho thêm ý kiến nhé !
Riêng tôi thì tôi thấy cuộc sống ở Úc lúc nào cũng ổn hơn những nước khác cụ thể như ở Vn chẳng hạn !
Nhất là hệ thống y tế của Úc

Huế Nguyễn: Người thổ dân được nhiều yêu đãi nênlàm biếng và có rất nhiều tệ nạn xã hội.

Son Be: Hiện nay quyền của người thổ dân đang thấp hay bất công so với các sắc dân khác? Ai sẽ nắm quyền hội đồng này? Ngân sách chi tiêu ra sao? Tất cả các mọi tiếng nói thổ dân sẽ hiện diện trong hội đồng? Quyền của hội đồng này có đứng trên quyền của quốc hội? Mọi sắc tộc đều bình đẳng, nhưng một số…….bình đẳng hơn?

Hang Nguyen: Toi voted YES. Không đồng y một số ý kien trong bai phân tích. Nói tóm lại người thô dân Aborigines có mặt ở lục địa này đầu tien có nghĩa la dat nước này cua ho. Vậy tai sao ho khong có tiếng nói. Cho dù họ có đôi quyền loi gì đó cho ho thì cũng phải thôi. Dù gì cũng thông qua sự chấp nhận trong thương viện chính phủ. Người Tàu, người Phi gi đó đến tim mỏ vàng sau người Thô. Họ sẽ không được chấp nhận là đất nước của họ.

Photo by Joey Csunyo on Unsplash

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT