Thế Giới

Chile: Mưa trên sa mạc khô cằn nhất thế giới

Wednesday, 23/08/2017 - 07:27:52

Năm nay vòng chu kỳ chỉ kéo dài có 2 năm, vì vào năm 2015, sa mạc này cũng tưng bừng khoe sắc thắm các loài hoa dại. Người ta cho hay có hơn 200 loài hoa và thảo mộc đã được tìm thấy trong sa mạc.


Bông hoa nở rộ trên sa mạc Atacama tại Chile, Nam Mỹ. (The Santiago Times)


Ở miền bắc của Chile, có một vùng hết sức khô hạn, kể cả sa mạc Atacama nơi luôn được xem là sa mạc khô khan nhất hành tinh. Nhưng sau một trận mưa to kéo dài bất ngờ tại đây, nhiều thảm hoa màu sắc đã tưng bừng xuất hiện. Hiện tượng này thường xuất hiện theo chu kỳ từ 5 đến 7 năm, khi mưa làm hồi sinh các hạt mầm chôn kín dưới đất.

Năm nay vòng chu kỳ chỉ kéo dài có 2 năm, vì vào năm 2015, sa mạc này cũng tưng bừng khoe sắc thắm các loài hoa dại. Người ta cho hay có hơn 200 loài hoa và thảo mộc đã được tìm thấy trong sa mạc.
Hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này đã lôi kéo nhiều nhà thực vật học và nhiều du khách đến thăm vùng này. Ngành du lịch của Chile hy vọng trong vài tuần kế tiếp mưa tiếp tục để thảm hoa lại lộng lẫy thêm với nhiều màu sắc rất đẹp, kề cả màu trắng và màu tím đậm.

Ai Cập bị Trump cắt viện trợ cả trăm triệu
Cả tổng thống lẫn ngoại trưởng Ai Cập hôm thứ Tư đã tiếp xúc với anh Jared Kushner, con rể của Tổng Thống Donald Trum, chỉ vài giờ sau khi chính phủ Hoa Kỳ cắt giảm hay trì hoãn nhiều trăm triệu đô la viện trợ cho Ai Cập. Kushner đang đi Trung Đông nhằm mục đích khôi phục hòa đàm giữa Do Thái và Palestine, bị sụp đổ vào năm 2014.
Phái đoàn do Kushner dẫn đầu còn có ông Jason Greenblatt, đặc phái viên hòa nghị quốc tế của Hoa Kỳ và Dina Powell, phó cố vấn an ninh quốc gia. Hôm thứ Ba chính phủ Trump loan báo cắt giảm $100 triệu trợ giúp kinh tế và quân sự cho Ai Cập và cho hoãn thêm $200 triệu tiền trợ giúp quân sự, với lý do chính phủ Ai Cập không làm gì nhiều để cải thiện tình trạng nhân quyền và còn trấn áp các nhóm chống đối chính trị. Quyết định cắt giảm tài trợ cho Ai Cập làm nhiều quan sát viên ngạc nhiên.

Bắc Hàn đẩy mạnh kế hoạch chế tạo hỏa tiễn
Truyền thông cộng sản Bắc Hàn loan báo trong một cuộc đi thị sát và kiểm tra một viện hóa học ở Bắc Hàn, Chủ tịch Kim Chính Vân ra lệnh phải gia tăng sản xuất động cơ hỏa tiễn dùng nhiên liệu đặc và đầu đạn cho loại hỏa tiễn liên lục địa. Ngoài ra Bắc Hàn cũng công bố hình ảnh một loại hỏa tiễn thế hệ mới có tên là Pukguksong-3.
Cơ quan truyền thông KCNA của Bắc Hàn cho hay “Kim đã ra lệnh như trên khi di thăm Viện Hóa Chất của Hàn Lâm Viện Khoa Học Quân Sự Bắc Hàn. Đây là lần đầu tiên Kim Chính Vân có chỉ thị như trên sau lần thăm cơ quan Strategic Force vốn chỉ huy các vụ phóng hỏa tiễn ở Bắc Hàn, vào ngày 14 tháng 8.
Điều này cho thấy lãnh đạo Bắc Hàn quyết tâm sản xuất hỏa tiễn ICBM, dù vấn nạn kỹ thuật lớn nhất là làm sao đưa hỏa tiễn loại này trở về bầu khí quyền mà vẫn bảo đảm an toàn cho đầu đạn gắn trên đó.

Trung Quốc cảnh cáo lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ
Trung Quốc đã yêu cầu Hoa Kỳ phải xóa bỏ ngay lập tức lệnh trừng phạt mới nhắm vào các công ty và cá nhân có làm ăn với Bắc Hàn và cảnh cáo các trừng phạt sẽ làm hại bang giao giữa hai siêu cường. Tòa Bạch Ốc đã áp đặt các lệnh cấm vận mới lên 10 công ty và 6 cá nhân từ Nga và Trung Quốc bị cho đã làm ăn với Bắc Hàn, giúp cho quốc gia này tiến triển rõ rệt trong chương trình sản xuất vũ khí nguyên tử và hỏa tiễn.
Bộ Ngoại Giao Trung Quốc thêm là Trung Quốc chống đối bất kỳ hình thức trừng phạt nào không phải do Hội Đồng Bảo An đưa ra. Bà Hoa Xuân Oánh, phát ngôn nhân của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, cho hay trong cuộc họp báo, “Các biện pháp trừng phạt do Hoa Kỳ đưa ra không giải quyết gì cho khủng hoảng mà còn làm hại đến sự tin tưởng và hợp tác Hoa-Mỹ nữa, chúng tôi yêu cầu Mỹ ngưng lại ngay các hành động không đúng này.”

Thái Lan không truy tố ký giả Anh

Trong một vụ án đối với một ký giả người Anh của BBC ở Thái Lan, các cáo buộc đã được hủy bỏ. Ký giả Jonathan Head từng có thể bị bản án tù 5 năm nếu như ông bị kết tội. Ông và một người nữa xuất hiện trước tòa án ở Phuket và chối bỏ mọi cáo trạng.
Trong tuyên bố, trang mạng BBC cho hay, “Bên nguyên đơn đã đồng ý rút lại cáo trạng khởi tố ông Jonathan Head, nhưng vì công dân Anh khác là ông Ian Rance trong vụ này tiếp tục bị xét xử nên chúng tôi không thể đưa ra thêm ý kiến gì nữa.”
Ông Head dính líu tới những bài báo trong đó ông tố cáo nhà của người ngoại quốc ở Thái Lan hay bị nhòm ngó theo dõi, thậm chí bị ăn cắp đồ đạc. Ông Rance cho hay tổng giá trị các món ông bị mất trong nhà của mình lên đến 1.2 triệu đô la. Chính băng nhóm tội phạm a tòng với các viên chức Thái Lan thực hiện các vụ trộm cắp này.

Canada: Thành phố từ chối gỡ huy hiệu Phát Xít Đức
Tỉnh Quebec của Canada đã từ chối gỡ bỏ các biểu tượng Phát xít Đức từ một công viên, với lý do là “những biểu tượng này có ý nghĩa lịch sử.” Các biểu tượng Phát Xít này nằm trên một mỏ neo được trưng bày ở thị trấn Pointe-des-Cascades của Quebec.
Một người tên Corey Fleischer khi đi khắp Montreal nhằm gỡ bỏ các hình ảnh biểu tượng cho sự thù hận, đã tìm cách bôi sơn lên biểu tượng chữ thập này, nhưng thị trưởng địa phương đã ra lệnh cho cảnh sát ngăn chặn việc làm của ông ta.
Thị trưởng Gilles Santerre của Pointe-des-Cascades cho hay cái mỏ neo này là của một tàu buôn vào thời Đệ Nhị Thế Chiến, đã được các người nhái tìm thấy cách đây 25 năm. Thị trấn này có khoảng 1,500 cư dân. Thị trưởng cho biết “Pointe-des-Cascades không ủng hộ chủ nghĩa Phát Xít đâu.”

Cuba: Viên chức ngoại giao bị tấn công bằng âm thanh
Một bác sĩ Hoa Kỳ khi xem xét tình trạng sức khỏe của các nhà ngoại giao Hoa Kỳ và Canada đang làm việc ở Havana đã khám phá họ bị nhiều triệu chứng sức khỏe sa sút nghiêm trọng, như chấn thương não, có vẻ do hệ thống thần kinh bị tổn thương. Các nhà ngoại giao này than phiền về những triệu chứng khác thưởng như mất khả năng nghe, hay buồn nôn, nhức đầu, mất thăng bằng, sau khi Bộ Ngoại Giao Mỹ loan báo “có những sự kiện đã xảy ra từ cuối năm 2016.”
Các viên chức Mỹ đang điều tra xem liệu các nhà ngoại giao có phải là đối tượng bị tấn công bằng hình thức âm thanh nhắm thẳng vào nhà của họ hay không. Nguồn tin này cho hay là “có thêm nhiều nhân viên đang làm việc ở tòa Đại Sứ Mỹ ở Cuba cũng bị tương tự. Có một số nhà ngoại giao đã được nghỉ luôn vì những vụ tấn công này. Nhiều hình thức quấy nhiễu khác như phá xe ngoại giao, theo dõi thường xuyên và phá hoại nhà ở đã diễn ra.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT