Chuyện Nước Pháp

Chuyện Nước Pháp - Đạo Phật trong lòng người Pháp

Sunday, 20/10/2013 - 09:09:54

Mỗi sáng Chủ Nhật, đài truyền hình quốc gia số 2 có một chương trình đa tôn giáo dành cho những công dân tín đồ hay chỉ là cảm tình viên hoặc lớp người tò mò muốn tìm hiểu, kể cả những nhân mạng thỉnh thoảng chỉ ghé qua tình cờ. Giờ phát sóng truyền hình khá sớm, từ 8 giờ rưỡi sáng cho đến trưa.

Nguyễn Thị Ngọc Diễm



Christophe André

Mỗi sáng Chủ Nhật, đài truyền hình quốc gia số 2 có một chương trình đa tôn giáo dành cho những công dân tín đồ hay chỉ là cảm tình viên hoặc lớp người tò mò muốn tìm hiểu, kể cả những nhân mạng thỉnh thoảng chỉ ghé qua tình cờ. Giờ phát sóng truyền hình khá sớm, từ 8 giờ rưỡi sáng cho đến trưa. Quan trọng hàng đầu là chương trình dành cho tôn giáo chính thức và lớn nhất của dân Pháp là đạo Chúa. Kế đến là Hồi giáo, sau đó và mới nhất là đạo Phật với chỉ vỏn vẹn 15 phút. Có khoảng 800,000 người theo tôn giáo này, chiếm 1% dân số và còn rất mới trong trình độ phát triển, nhưng đạo Phật đã chiếm được nhiều cảm tình và sự ủng hộ của các khoa học gia, đặc biệt trong giới Y khoa. Các chương trình truyền hình rất súc tích diễn ra mỗi sáng Chủ Nhật do Hội Phật Giáo tại Pháp (L'Union Bouddhiste de France) chủ trương, ban tổ chức hoàn toàn là người bản xứ đảm nhiệm. Hội được thành lập từ năm 1986 do vị chủ tịch Olivier Wang-Genh, một thiền sư chịu ảnh hưởng Nhật Bản cầm đầu. Chínhôngđã nhiều lần xuất hiện trên mànảnh nhỏ với phong thái rất ung dung, uyên bác vàđầy vẻ thân thiện, dễ mến, trò chuyện lưu loát. Có hai nữ ký giả trẻ tuổi thay phiên nhau trình bày. Chương trình rất phong phú và thay đổi thường xuyên với các chủ đề đặc sắc, kể cả những thiên phóng sự tại chỗ rất hấp dẫn trong và ngoài nước.

Ngày Chủ Nhật vừa qua, 13 tây tháng 10, dành cho chủ đề “Những cảm xúc” (les émotions). Một trong hai vị khách mời là viên bác sĩ tài ba Christophe André.

Xuất thân từ một gia đình nghèo - bố mẹ là những người theo chủ nghĩa Cộng Sản (Đảng CS Pháp hiện nay thuộc thành phần thiểu số), vô đạo giáo tuy cũng được chịu thánh lễ vì lý do xã hội - ông đã hoàn tất học vấn y khoa, chuyên ngành về chữa trị tâm thần (psychiatre).

Theo một bài báođã viết vềông, đây là một vị bác sĩ tâm thần thật sự yêu mến bệnh nhân và chủ trươngđường lốichữa bệnh khác hẳn cácđồng nghiệp, dựa trên lòng từ bi, tình nhânái thật sự, không qua chót lưỡiđầu môi.Ông còn là một văn sĩ có sách bán rất chạy nhờ viết những kinh nghiệm chữa bệnh thành dòng văn chương rất nhiều xúc cảm do lòng nhânái. Giống như bà Angela Merkel, thủ tướng Đức, nổi tiếng với sự cân nhắc từng lời, từng chữ; ông cũng có đức tính này và với giọng nói trầm ấm, mạch lạc, diễn tả lưu loát không cần tài liệu giấy. Ông rất thành công trong những cuộc hội thảo truyền thông báo chí và truyền hình. Gần đây, ông xuất hiện bên cạnh cánh tay mặt của Đa Lai Lạt Ma là Mathieu Ricard trong vài lần hợp tác với nhau.

Vì sao Christophe André đã rơi vào bể tâm linh và trở nên nổi tiếng trong giới truyền thông Pháp với hai nghề nghiệp đặc sắc tay phải cài tay trái như thế?

Năm 25 tuổi, ông đã chứng kiến và ôm người bạn thân nhất, từ trần ngay trong vòng tay mình vì một tai nạn xe mô tô! Bi kịch gây sốc thật lớn lao vì nó bắt buộc ông nhìn lại tất cả mọi chuyện, nhất là cái chết của chính mình thông qua người bạn. Điều này đúng với kinh nghiệm sống trực tiếp và là lần đầu tiên cho mọi người chưa được "miễn nhiễm". Tuy nhiên,đối vớiông thì khác.Để chữa lành vết thương tâm lý nặng nề này, ông đã phải lánh mình vào tu viện ở vùng Tarn (En-Calcat) và được Cha Denis (một người xuất chúng trong giới tu) giúp đỡ.

Sauđó, hiền thê của ông và bên thông giađãđưaông vào sâu trong Thiên Chúa giáo vìông được ảnh hưởng tốt của họ, những người từái thật sự theođúng cách Chúa dạy.Để rồi, Phật giáo đến với ông qua Mathieu Ricard, một khoa học gia thành tài đã từ bỏ tất cả để khoác áo nhà tu thật thụ phục vụ cho ngài Đạt Lai Lạt Ma.

Ông cho rằng hai tôn giáo trên không hềđối chọi nhau, trái lại. Thiên Chúa giáo mang thông điệp tình thương đến với mọi người qua những lời giảng dạy sáng suốt của chúa Giê Xu, còn Phật giáo mang lại sự thật về những thăng trầm trong cuộc sống, sự vô ngã (cái ta là giả hiệu), những đau khổ thường hằng mà chối bỏ chúng chỉ đưa đến thêm nhiều bối rối và bế tắc.

Từ đấy, áp dụng lý thuyết và thực hành Phật giáo vào công việc chữa trị tâm bệnh, đặc biệt dùng Thiền định, ông đã trở thành vị “Psy” nổi tiếng trong giới truyền thông. Những quyển sách ông viết (như “Sự tự tin”, L'estime de soi), bán rất chạy và làm tăng thêm uy tín của ông. Tuy nhiên, ông vẫn khiêm tốn và tự nhận mình chỉ là một con người bất toàn, tự do và hạnh phúc.

Triết gia André Comte-Sponville có cho ông một dấu giáng khi chê là sách ông thiếu nét “thê thảm” của cuộc đời sóng gió triền miên. Ông chỉ viết cho giới thân chủ bệnh hoạn của ông và thiếu sự bi quan vào tương lai đen tối. Như thế là kémđi những nét chấm phá tương phản, những tình huống trắc trở củađời người.

Quyển sách do ông viết cùng với hai tác giả khác “Les émotions” được giới thiệu sau đó, người đọc đã yêu thích văn phong vui vẻ, tế nhị của ông hẳn sẽ tìm mua ngay. (ntnd)

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT