Thế Giới

Dân chủ là gì đối với nhóm thiểu số giữa lòng đa số?

Vanessa White/Viễn Đông Tuesday, 03/01/2012 - 10:52:36

Khi Tổng Thống Dân Chủ Barack Obama đắc cử trong năm 2008, ông đại diện cho đa số những người Mỹ bầu ông lên chức vụ tổng thống. Còn Đảng Cộg Hòa thì đại diện cho thiểu số.

Cử tri và lá phiếu 2012

Vanessa White/Viễn Đông


WASHIGTON D.C. – Chuẩn bị cho kỳ bầu cử tổng thống năm 2012, những vòng bầu cử sơ bộ và những cuộc hội nghị của Đảng Cộng Hòa đã đem lại cho các nhóm “thiểu số” một vài cơ hội, để làm cho những vấn đề của họ được lắng nghe trên cấp độ toàn quốc. Khi Tổng Thống Dân Chủ Barack Obama đắc cử trong năm 2008, ông đại diện cho đa số những người Mỹ bầu ông lên chức vụ tổng thống. Còn Đảng Cộg Hòa thì đại diện cho thiểu số.
Tuy nhiên, từ mùa Hè năm 2011, nhật báo Viễn Đông đã đưa tin về những quan hệ đồng minh giữa Đảng Cộng Hòa và các công ty, chẳng hạn như Hội Đồng Giao Dịch Lập Pháp Hoa Kỳ (ALEC). Người ta tin rằng những mối quan hệ này ủng hộ cho những dự luật thăng tiến sự thành công kinh doanh, bất chấp việc gây thiệt hại cho dân chúng Mỹ, tức nhóm đa số. Từ mùa Thu 2011, nhật báo Viễn Đông cũng đã đưa tin khá nhiều về Phong Trào Chiếm Đóng, trong đó những người biểu tình thuộc phong trào này cố gắng vận động cho điều mà họ cảm thấy là nền dân chủ phải trông giống như thế: sự thống trị của nhóm 99 phần trăm, tức là quần chúng-đa số, đối lập với sự thống trị của nhóm 1 phần trăm, tức là những người giàu có và các công ty – nhóm thiểu số.
Thế nhưng, như việc bầu chọn Tổng Thống Obama được xem như đã chứng minh, viễn kiến của họ đối với nền dân chủ đã trở nên có hiệu lực rồi. Mặc dầu việc bầu cử một cách dân chủ chọn Tổng Thống Obama đại diện cho đa số các cử tri Mỹ, nhưng Phong Trào Chiếm Đóng và việc phanh phui những hoạt động của ALEC đã dẫn đến cái nhìn thấu suốt vào chuyện nhóm thiểu số thực sự nắm giữ được bao nhiêu quyền hành, tiếng nói.
Giáo Sư Tiến Sĩ David S. Meyer, dạy môn xã hội học tại trường đại học University of California Irvine (UCI), nói với Viễn Đông rằng từ ngữ “dân chủ”, với ý nghĩa thông thường là “sự cai trị bởi dân chúng”, phát xuất từ người Hy Lạp cổ đại, cứ 5 người thì chỉ có 1 người có quyền bầu cử. GS. Meyer cũng là phó giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Dân Chủ thuộc viện đại học này. Ông nói tiếp: “Trong lối nói hiện nay, dân chủ được giả định là cho phép phe đa số nắm quyền cai trị”. Ông nói thêm rằng dân chủ cũng được giả thiết là bảo vệ những quyền lợi của tất cả các nhóm thiểu số, giữa lúc họ cố gắng trở thành những nhóm đa số, bằng cách sử dụng các quyền tự do dân sự của mình, và thuyết phục những người khác cùng tham gia và thúc đẩy cho chính nghĩa của họ.
Tuy vậy, GS. Meyer cũng nói với Viễn Đông rằng có một điều thông thường đối với các nền dân chủ, đó là những nền dân chủ này “giẫm đạp lên những quyền lợi và sự an lạc của các nhóm thiểu số”. Ông nói: “Hãy nhìn xem, hầu như tất cả các giới chức dân cử ở miền Nam Hoa Kỳ đều ủng hộ chuyện chia tách chủng tộc”. Ông nhắc đến những lề lối hành xử trước khi có Đạo Luật Dân Quyền năm 1964, trong đó có chuyện tách riêng những nơi hội họp của dân chúng dựa trên chủng tộc. GS. Meyer nói thêm: “Họ phải làm như vậy thôi, nếu họ muốn đắc cử”.
Chế độ nô lệ ở Mỹ, về mặt thể chế đã chấm dứt vào năm 1865, dẫn đến một hệ thống trong đó những người da đen được xem như là “thiểu số”, phục tòng dân da trắng. Đặc biệt giữ thế nổi bật ở miền Nam Hoa Kỳ, các quyền lợi của người da trắng được coi là quan trọng hơn những quyền của người da đen, và dân da trắng đại diện cho “đa số” không muốn từ bỏ đặc quyền ưu đãi được tri nhận của mình. GS. Meyer nói tiếp rằng luật Các Quyền Dân Sự chỉ phát xuất từ việc chính phủ can thiệp và “áp đặt những giải pháp trên những lời phản đối của nhóm đa số”.

Liên minh thiểu số-đa số
Anh David Ajasin, tốt nghiệp trường đại học State University of New York (SUNY) Plattsburgh, với tấm văn bằng Khoa Học Chính Trị, nói với nhật báo Viễn Đông rằng các nhóm thiểu số về mặt lịch sử đều được đại diện bằng cách nhận được sự ủng hộ từ phe đa số. Anh nói tiếp: “Phong Trào Dân Quyền có thể đã không thành công, như thực tế cho thấy, nếu nó chỉ bao gồm các nhóm thiểu số mà thôi”.
Tuy nhiên, anh nói thêm rằng những động lực thúc đẩy việc bao gồm các nhóm thiểu số vào trong việc đại diện dân chủ thì không phải khi nào cũng tinh khiết, chẳng hạn như khi các nhà chính trị làm mọi việc mà họ có thể làm được, nhằm nhận được sự ủng hộ trong các khu vực thiểu số để cho họ có thể đắc cử. Anh Ajasin dùng một thí dụ khác về bà Rosa Parks, một người phụ nữ da đen, bị bắt giữ vì ngồi ghế phía trước trên một chuyến xe buýt ở Montgomery, tiểu bang Alabama, và từ chối nhường chỗ ngồi cho một người da trắng. Trong năm 1955, Dịch Vụ Xe Buýt Montgomery được chia tách chủng tộc một cách hợp pháp, chỉ định người da đen phải ngồi ở những hàng ghế phía sau trên xe buýt, còn phía trước thì dành cho những người da trắng.
Chuyện bà Parks bị bắt giữ đã làm dấy lên một cuộc biểu tình phản kháng đại qui mô, được gọi là Tẩy Chay Xe Buýt Montgomery, dẫn đến chuyện những người da đen quyết định không đi trên những chiếc xe buýt của thành phố nữa. Sau khi các giới chức thành phố ý thức rằng cuộc tẩy chay đang làm cho thành phố mất đi tiền bạc, vì dân da đen chiếm đa số trong tổng số những người đi xe buýt, các giới chức liền cho phép người da đen ngồi ở bất cứ chỗ nào mà họ muốn, trên các chuyến xe buýt của thành phố. Tuy nhiên, anh Ajasin nói với Viễn Đông rằng khác với điều gây cảm hứng cho quyết định của thành phố Montgomery, đã có thêm nhiều động lực tinh ròng nằm đằng sau chuyện nhóm đa số ủng hộ các chính nghĩa của nhóm thiểu số, chẳng hạn như hiện tượng có cả những người da trắng lẫn những người da đen cùng ủng hộ, trong đám đông tụ tập lại để cùng nghe những bài diễn văn của Tiến Sĩ Martin Luther King Jr., nhà hoạt động tranh đấu dân quyền. Anh Ajasin nói thêm: “Dường như sự đại diện cho những người thiểu số là dựa trên sự đồng dạng giữa tất cả các cộng đồng”.

Thiểu số thắng đa số

Với tư cách là một người đàn ông da đen tại Hoa Kỳ, anh Ajasin công nhận cơ hội mà anh có được để dấn thân vào hoạt động công dân, mặc dù “xét về mặt số lượng thì hầu như một người đàn ông da đen không thể nào thắng nổi một quyết định của nhóm đa số, đặc biệt về những vấn đề hầu như chỉ liên quan tới Dân Chúng Da Đen”, anh nói với Viễn Đông như vậy. Anh nói thêm: “Điều ấy cũng giống với chuyện cảm thấy hơi bị loại bỏ ra ngoài, từ bên trong một hệ thống chính quyền có thể nói được là ‘có tính cách bao hàm’”.
Dẫu rằng Tổng Thống Obama đã được bầu lên làm vị tổng thống da den đầu tiên ở Hoa Kỳ, anh Asajin nói với Viễn Đông: “Người ta muốn có sự thay đổi, nên họ bầu ông ấy lên. Nhưng chẳng may, ông thường được sử dụng làm một điểm tham chiếu để ‘chứng minh’ rằng chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc không tồn tại” và nhóm thiểu số đang được đại diện một cách đầy đủ. Anh nói thêm rằng mặc dù việc bầu chọn Tổng Thống Obama “làm cho các nhóm thiểu số xích lại gần nhau thêm một bước, chúng ta vẫn còn có một chặng đường dài phải đi”. Anh chia sẻ với Viễn Đông một câu nói thông thường, mà anh nhớ là khi anh còn nhỏ các trẻ em hay la lên: “Đa số thống trị!”. Anh cười: “Thật trớ trêu thay cho một nhóm thiểu số”.

Cộng đồng người Mỹ gốc Á Châu: Thiểu số hay đa số?

Trong tháng 9 năm 2011, nhật báo Viễn Đông có đưa tin về Đại Hội Toàn Quốc Đảng Cộng Hòa (Republican National Convention), trong đó có những lời bình luận của bà Michelle Park Steel, phó chủ tịch Hội Đồng Thuế Vụ California (BOE), nói về mối quan hệ đồng minh dường như có tính cách tự nhiên, giữa cộng đồng người Mỹ gốc Á Châu và Đảng Cộng Hòa. Bà nói với nhật báo Viễn Đông rằng hầu hết những người Mỹ gốc Á Châu thuộc thế hệ thứ nhất đều không muốn chính phủ quản trị tiền bạc của họ, và muốn chính phủ ít can dự hơn vào trong cuộc sống của họ. Đây cũng chính là những quan điểm thường thấy nơi các thành viên Đảng Cộng Hòa. Vì cộng đồng người Mỹ gốc Á Châu được coi như là “những nhóm thiểu số” sắc tộc tại Hoa Kỳ, chuyện họ phần đông là thành viên Cộng Hòa có thể đặt họ vào vị trí trong nhóm đa số, tùy thuộc vào các kết quả của kỳ bầu cử tổng thống trong năm nay.
Hoặc là, cũng giống như ALEC và Phong Trào Chiếm Đóng dường như tiết lộ cho thấy, cộng đồng người Mỹ gốc Á Châu có thể đã nằm trong nhóm đa số rồi, khi nói đến nền dân chủ Hoa Kỳ. - (VW)

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT