Chuyện Nước Pháp

Đạo Phật trong lòng người Pháp (kỳ 2)

Wednesday, 30/10/2013 - 10:44:05

Bác sĩ trị bệnh tâm thần Christophe André sinh năm 1956 tại tỉnh Montpellier, miền Bắc nước Pháp, nơi gió Mistral ít thổi triền miên quanh năm suốt tháng nhờ địa thế được che chở gần Địa Trung Hải (Mer méditerranée)

Nguyễn Thị Ngọc Diễm



Christopher André
 
Bác sĩ trị bệnh tâm thần Christophe André sinh năm 1956 tại tỉnh Montpellier, miền Bắc nước Pháp, nơi gió Mistral ít thổi triền miên quanh năm suốt tháng nhờ địa thế được che chở gần Địa Trung Hải (Mer méditerranée). Năm 16 tuổi ông đã đậu tú tài (sớm 2 năm) rồi vào đại học y khoa sau đó.

Khi được hỏi rằng nơi chốn nào thuận tiện nhất để được gặp ông, câu trả lời là quanh quẩn có ba chỗ mà thôi tại thủ đô Paris, kể từ năm 1992, lúc ông rời bỏ thành phố hồng Toulouse để tránh một kỷ niệm buồn đau quá lớn. Thêm vào đó, công việc trở nên bức bách, áp lực nặng nề.

Ông kể khi bệnh nhân hủy bỏ cuộc hẹn là ông thấy mừng quá để có thể thở phào ra nghỉ mệt và bù lại sự chậm trễ, thật là chuyện không bình thường đối với một thầy thuốc có lương tâm! Nó làmông mấtđi niềm mến yêu con người, trái ngược hẳn với ngành nghềôngđã chọn là chăm sóc phần hồn của họ. Thế làông quyếtđịnhđến thủđô sinh sốngđể tìm cách sạc lại bìnhđiện sinh lực đang có nguy cơ cạn dần, lấy đà tiến mới mạnh mẽ đểđi trọn conđường một cách hạnh phúc và thanh thản cho chính tâm tríông. Báo chí và giới truyền thông, truyền hình có thể hẹn gặpông tạinhững chỗ sau:

-Thứ nhất: Khu rừng Vincennes (bois de Vincennes), nơi thiên hạ đi dạo mát dưới những tàn lá cây xanh tươi mát mẻ vào mùa hạ của bốn loại cổ thụ được trồng nhiều nhất là sồi, dẻ hay kẹn Ấn Độ, bàng và tần bì. Đó là thú vui thôn dã giúp con người gần gũi thiên nhiên. Nhà ông ở sát đó. Khi đi dạo trong rừng, người nhàn tản đơn độc còn hít thở cả hương thơm đất trời hài hòa cùng nhau tuy thủ đô Ánh Sáng cũng mang tiếng bụi bậm, ô nhiễm. Vị bác sĩ đầy lòng nhân đạo này rất cần một nơi cắm rễ, sự suy nghĩ, và thời gian chậm rãi.

-Thứ nhì: Khu phố La-Tinh (quartier Latin). Đây là nơi tập trung các hãng xuất bản sách,đất lành của các nhà vănđủ loại. Sáchông viết bán rất chạy,được liệt vào hạng xe vận tải. Quyển “Sự Tự Tin” được dịch ra 25 thứ tiếng và bán khoảng hơn 200,000 cuốn, một con số khổng lồ trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay. Sở dĩ có sự thành công này vì sáchôngđược xếp vào loại phát triển tư cách cá nhân rất cần thiết cho trườngđời. Ông tâm sự rằng cha ông vì học vấn ít ỏi do hoàn cảnh nhà nghèo, lúc xưa chỉ đến bậc tiểu học, nên mang mặc cảm và ước ao các con mình sẽ được hành trang trí thức cao cấp hơn. Điều mà họ đã hoàn thành tốt đẹp! Khi đã có 3 cô con gái - thành công đẹp nhất trong đời ông - rồi, ông vẫn ham mê ngày ngày đọc “Tờ báo của Jules Renard”. Đọc nhiều để viết ra dễ dàng, bí quyết chung của các nhà văn; đọc để khám phá biết bao điều vui thú tuyệt diệu. Ông rất ưa thích tác giả quyển truyện “Lông Cà Rốt” (Poil de carotte) kể về thằng bé tóc nâu đỏ xấu xí mặt đầy tàn nhang bị mẹ ghét bỏ và cha để mặc kệ. Thằng bé phải tìm ra nhiều mưu kế trí tráđể sống còn khi cha mẹ yêu thích anh chị nó hơn. Quyển truyện hay Lông Cà Rốt khiếnông tự thấy rất gần gũi với tác giả màông xem như có cùng những cảm xúc huynhđệ sinhđôi tuy rẽ hướngđối nghịch. Jules Renard đã mất cách đây đúng một trăm năm và sẽ được làm lễ tưởng nhớ, còn cha ông gốc dân chài biển vừa mất cách đây 2 năm.

-Thứ ba: Bệnh viện Saint Anne, nơi ông làm việc hàng ngày. Căn phòngđơn giản nhưng sắp xếp thứ tự, gọn gàng với một chiếc giường, hai chiếc ghế, các bức tường trống không, kệ sách và bàn làm việc trang trọng.

Các vị sếp cấp trên đã làm thỏa mãn thỉnh nguyện của ông là phương pháp làm việc “khác thường”: ông xa lánh con đường sáo mòn của các vị bác sĩ tâm thần thờ phượng vị thánh tổ Freud để đi theo phương cách chữa trị “hành vi” (comportement) và “tri thức” (cognitif) áp dụng khắp nơi trên thế giới trừ nước Pháp!

Vừa tới Saint-Anne là ông yêu cầu có ngay một đội ngũ nhân viên chuẩn bị thời khóa biểu chữa trị cả nhóm bệnh nhân mắc chứng sợ hãi vô lý, lo âu, ám ảnh khi phải di chuyển trong các tàu xe điện đông đúc người (métro Paris). Ông biết tránh nỗi thất vọng khi bệnh nhân khám phá ra sự xa cách, cứng nhắc và nặngđầuóc lý thuyết của những bác sĩ trị bệnh tâm thần nói chung. Nhờ ngả rẽ đặc biệt này mà khi triết gia Michel Onfray (sinh năm 1959) cho ra đời quyển “Hoàng hôn của một thần tượng : sự tưởng tượng dối trá của Freud”, nhằm đả phá vị sư tổ này, ông đã được mời tới lui không ngớt để thảo luận bàn tròn. Tuy vậy, ông vẫn thừa nhận sự thu hút mạnh mẽ của tâm lý gia Freud và chỉ trích thái độ đóng cửa của các bác sĩ tâm thần đối với các suy nghĩ khác đường lối này.

Đặcđiểm chính củaông trong phương phápchữa bệnh phần hồn cho người làđiểm tựa trên sự tử tế và lòng từ bi. Thiếu haiđiều này là không thểđược. Nhờ tinh thần tự do sẵn sàng chấp nhận những lý thuyết mới mẻ khác hẳn với triết thuyết phân tâm học theo Freud mà ông sử dụng thiền định của Phật giáo để chữa trị. Thực hànhthiềnđịnhđềuđặncòn giúp cho cá nhân mọi ngườitránhđược sự bào mòn của lòng từ bi theo thời gian.

Tại nơi chữa trị, thiềnđịnhđượcáp dụngđồng thời, vừa làmột phương pháp phòng ngừa, vừa là vũ khí bổ túc trịđauđớn thể xác, bệnh trầm cảm, các nỗi loâu không hoặc có duyên cớ.

Phật giáo và khoa học thần kinh não bộđãđến gầnvới nhau, nên trong vòngmộttuần lễ, các chuyên gia tổ chức vinh danhđiều này bằng cách mờiđứcĐạt Lai Lạt Ma tham dự. Với tư cách một vị “sư lính chiến” chống giặc tâm thần gây bệnh hoạn, Christophe André đã được hân hạnh ngồi kề bên đức ngài.

“Tôi khôngở trong một trạng thái sùng kính quáđộđứcĐa Lai Lạt Ma, nhưng tôi thực sự xúcđộng vì cách thức Ngài cư xử với mọi người thật nồng nhiệt, thông minh và tử tế.”Vị bác sĩ “Xy” nổi tiếng của thủ đô Paris phát biểu ý kiến, và bình luận thêm: “Người ta có thể thấm đậm niềm tin vào đạo Chúa và mang thêm mối thiện cảm với Phật giáo.”

Nổi tiếngđến thế, nênbác sĩ Xy này có thể sẽ như loài thiêu thân cháy cánh vìánhđèn báo chí truyền thông, truyền hình? Không,ông bảo rằng vẫn tiếp tục giao tiếp với họ tuy cóítđi hơn trước vìđó chính là nơi thông thương các hiểu biết mới mẻ tuy rằngđiều này có làm mất bớtphần nào thời gian dành cho bệnh nhân.

Ô, thiên hạ vẫn nói hãyđemđạo vàođời chứđừng nên làm ngược lại, phải chăng một người Pháp bản xứcó vẻ xa lạ với Phật giáo lạiđã làmđượcđiều này vớithành công sáng chói? (ntnd)

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT