Chuyện Nước Pháp

Đêm ca vũ nhạc tuyệt vời (kỳ 2)

Wednesday, 15/04/2015 - 10:22:18

Phòng trình diễn văn nghệ có 800 chỗ ngồi và là nơi dụng võ thường xuyên của dàn nhạc hòa tấu thính phòng chính của Viện Âm Nhạc quy tụ hơn 50 nhạc sĩ chơi nhạc cổ điển.

Trở lại đêm giải trí lành mạnh nếu không nói là tuyệt vời cho khán thính giả đông nghẹt tụ thành một đám tròn đã đứng chờ lâu lắc khoảng hơn nửa giờ trước cửa rạp mang tên là “Poirel”, một rạp hát tân thời rộng lớn có khi được dùng làm nơi triển lãm nghệ thuật hoặc các buổi trình diễn nhạc vàng hiện đại của Pháp. Đó là sự kết hợp giữa trình diễn trên sân khấu bao gồm các tiết mục phong phú của nhạc cổđiển do ViệnÂm Nhạc Quốc Gia phụ trách kể cả kịch nói, các nam nữ ca sĩ nhạc vàng nổi tiếng, các đặc diễn dành cho trẻ em như truyện cổ tích biến thiên thành ca vũ nhạc thu hút luôn cha mẹ của chúng đến xem.

Phòng triển lãm rộng khoảng 1000 thước vuông dành cho các công trình nghệ thuật như tranh vẽ, thiết kế dụng cụ văn phòng, bàn ghế, đèn kiểu gắn trên trần nhà hay ở cổng vào ban đêm sáng tỏ v.v... Từ năm 1999, ban tổ chức cố gắng thật nhiều trên hai phương diện nói trên nhằm giúp cho khán thính giả thêm phần yêu thích và tìm hiểu sâu sắc về nghệ thuật. Các tài liệu inấn tuyệtđẹp giới thiệu luôn luôn có sẵn trên các bục gỗ nhỏ dành cho công chúng lấy về xem không tốn tiền.
Phòng trình diễn văn nghệ có 800 chỗ ngồi và là nơi dụng võ thường xuyên của dàn nhạc hòa tấu thính phòng chính của Viện Âm Nhạc quy tụ hơn 50 nhạc sĩ chơi nhạc cổ điển.
Với tựa đề “Quand le bal fait son cinéma” (Khi đoàn diễn viên đóng phim) khoảng 100 học sinh đã góp phần trình diễn với sự điều khiển của các giáo sư phụ trách và tập dượt lâu dài cả 2 năm trời cùng lúc với chương trình học tập thường xuyên.
Khi các em bé gái khoảng 5, 6 tuổi lẩm đẫm chạy ra từ 2 đầu sân khấu cúi chào khán giả, họ xúm nhau vỗ tay rầm rộ vì quá dễ thương và lạ mắt với những đầu tóc giả đủ màu: xanh da trời khi nắng lên rực rỡ, tím ngắt như chân trời hoàng hôn, đỏ đậm màu rượu vang thơm nhẹ, xanh lá cây của lá sáng mùa hè, vàng đều lúc đồng lúa chín! Chúng mặc áo đầm ngắn ngủn hở đôi chân mặc bên ngoài bởi một thứ quần thật mỏng làm bằng chất liệu nhân tạo dính sát vào da thịt (collant) và mang đôi hài đặc biệt để múa tên là “chausson” (hài dẹp sát đất không có đế, bằng lụa mỏng có dây thắt) và nhìn thẳng vào khán giả trong khi múa. Nhạc đệm réo rắt tiếng dương cầm sinh động do một nữ nghệ sĩ ngồi trước chiếc đàn đặt thật sát ngay một góc trái của sân khấu rộng thênh thang vừa đủ chỗ thêm cho 1 người lật trang giúp. Đúng là phải tiết kiệm chỗ tối đa vì các vũ sinh phóng ra từ bên trong hậu trường bằng cách chạy thẳng vào phía phải và trái. Các tấm màn phông cũng choán chỗ nhiều, và họ dàn hàng 3 hay 4 nhóm tiến vào cùng lúc hay xen kẽ. Tôi để ý ghi nhớ nhiều lần thành dễ dàng: họ luôn luôn chạy vào thật sống động, trừ khi đến các màn trình diễn nhạc jazz và đoàn thể chơi violons chuyển qua phần 2 sau khi nghỉ giải lao cùng với đoạn cuối bắt chước vũ trường người lớn Moulin Rouge. Sân khấu im lìm và nhẹ nhàng khiến không khí thay đổi hẳn.
Đám con nít dễ thương múa xong - có phần đơn giản bởi chúng nó chỉ là lớp “débutant” (mới bắt đầu) - còn để lại trong tôi mấy hình ảnh ngộ nghĩnh của cách đứng chân vịt và những đôi cánh tay cong cong dàn ra hai bên. Điệu bộ của các bé gái và trai đã chớm thấy đường nét "nhà nghề" của vũ công cổ điển. Một trong những phong cách đặc sắc nhất là cách đứng chụm 2 gót chân vào thành 1 điểm tựa từ đó 2 bàn chân dang ra thành hình chữ V in lớn. Độc địa nhất là lúc các vũ sinh lớn tuổi hơn đứng thẳng trên hai đầu mười ngón chân. Tôi cứ đếm thầm để tính được họ không trình diễn thế múa tuyệt diệu cực kỳ khó khăn này lâu quá 10 giây! 10 giây là lâu như cả thiên thu đối với người đang động đậy trên sân khấu. Đôi hài họ mang có lồng vào nửa phần trên 2 miếng dụng cụ gần giống hình thang ôm sát phần trên bàn chân nhưng đầu miếng không nhọn mà cắt bằng phẳng. Chúng được chế tạo bằng hợp chất silicone mang tính chất mềm dẻo, đàn hồi khi chịu đựng sức nặng của cơ thể đè xuống, chịu nóng và không độc tính; dễ được thu lại khi cũ rích để tái chế dùng tiếp.
Sau khi nhập tâm nhiều thế múa vô cùng đẹp mắt của những nhóm trẻ em lớn tuổi hơn các bê bê đúng nghĩa chạy lẫm đẫm quá thu hút các phụ huynh (nhất là nữ giới với thiên tính làm mẹ), tôi nhận ra nhiều đặc điểm nhà nghề với những danh từ chuyên môn. Ngành nghề nào cũng vậy, các từ chuyên môn luôn luôn diễn tả chính xác từng cử chỉ hànhđộng hay giải thích rõ ràng tường tậnđặcđiểm cấu tạo. Vì vậy thành ngữ Việt Nam ta có câu "nhất nghệ tinh nhất thân vinh" (thông thạo, nắm vững một nghề là sống vinh quang với nó). Khán thính giả nhìn ngắm không phải là một vũ công đang múa cô đơn mà luôn luôn họ tụ họp thành nhóm nhỏ gồm 2 hay 3 em. Mỗi nhóm đều thuộc bài về vị trí, chỗ đứng, chỗ chạy nhảy ra sao và nắm vững các cử động tay chân, đầu cổ, thân hình cùng với cách thức tụ rồi tan do giáo sư viết trước dàn cảnh múa (chorégraphie). Vì vậy chúng ta cứ mãi theo dõi lúc toàn diện, lúc thì từng nhóm riêng đang làm gì nên không thấy thì giờ đang... bị câu hết bởi dàn sao trẻ tương lai. Cứ xong là vỗ tay rào rào không ngớt rồi dịuêm là tiết mục tới ra ngay, không biết khán giả có kịp thở chăng!
Vũ công “Sao” (danseur étoile) là danh từ riêng của Pháp chế ra cho ngành múa cổ điển chỉ định người giỏi nhất trong đám lãnh lương cao hơn các vị khác thuộc về Opéra de Paris.
Ảnh kèm : 1. Hài lụa múa cổ điển 2. Một trong các thế múa căn bản 3. Phòng lớn Poirel 4. Miếngđệm hài múa.
Ntnd (còn nữa)

 

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT