Chuyện Nước Pháp

Đi xem vở kịch Cabaret Citron Jaune

Wednesday, 13/05/2015 - 08:03:32

Và có lúc anh chàng Tanguy phụ với người bên trong cánh gà kéo ra lễ mễ 2 chiếc đèn lồng kiểu Trung Hoa lớn màu đỏ thắp đèn sáng bên trong, cô Yvonne mặc áo dài sau khi đã ăn diện đủ thứ như các cô đầm bản xứ với mái tóc dài xõa trên đôi vai tay xách bóp cá nhân đen bóng.

Câu chuyện được dàn dựng chi tiết như sau : “Cô gái người Pháp gốc Việt Nam hoàn toàn - cha mẹ đều là dân da vàng chính cống thủ đô Sài Gòn - trong khoảng lứa tuổi từ 20 đến 30 tên họ Yvonne Nguyen, không chịu theo ý mẹ là phải học nghề y khoa nhưng cô mơ tưởng trở thành một ngôi sao ca vũ nhạc kịch. Để có thể giải quyết vấn đề có nguồn gốc 2 nền văn hóa khác nhau gần như là trái ngược, Yvonne trăn trở mãi và cuối cùng quyết định ghé thăm quê hương cha mẹ Việt Nam. Chuyến du lịch sẽ giúp cô tìm thấy chính mình là ai để ngộ ra giải pháp yên thân mãi mãi. Những câu đối thoại dí dỏm làm khách xem cười rộ lên nhiều lần. Chẳng hạn, dân Á Châu chúa thích chơi võ nghệ... Panda Kungfu (panda là con gấu trúc hiền khô của xứ Tàu). Dân Á Châu là trái chuối bên ngoài vàng bên trong trắng toát. Danh từ "bánh cuốn" được nhắc tới như một món ăn khoái khẩu của Tây gốc Việt lẫn cả Tây thật trăm phần trăm. Có một màn làm khán giả cảm động nhất là lúc cô gái về thăm nhà gặp thân nhân (Tanguy Duran) kéo nhau ra đồng đốt nhang tưởng nhớ tổ tiên, sông nước, quê hương. Khi đó, bên trong cánh gà có người đốt khói hương nghi ngút bay ra thơm phức cả rạp thêm vào 2 cây nhang họ vừa châm lửa thật cắm vào bình. Tôi nghe có tiếng sụt sịt khịt mũi đâu đó... Vở kịch chia ra làm nhiều đoạn nhỏ và chấm dứt tạm thời, đèn mờ đi chừng vài chục giây là cô Yvonne thay đổi trang phục cũng như chú em trai của cô và trình diễn tiếp theo màn kịch kế. Thật đáng khâm phục họ phải có trí nhớ tuyệt đối để tiếp diễn từng đoạn nhỏ, tôi còn nhớ một màn 2 chị em xúm nhau diễn tả tiếng “ma” (do 2 chữ cái, mẫu tự “m” và “a”) hợp lại cộng thêm các dấu “sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng” là thay đổi nghĩa khác hẳn rất vui vẻ. Khi anh chàng ôm đàn hát “ma” là con ma thì cô gái diễn tả uốn éo bên cạnh trông thật điển hình cho từng ca như vậy : rồi “má” là bà mẹ, “mà” là tuy nhiên, “mã” là con ngựa phóng nhanh thoăn thoắt, “mả” là mồ mảngoài đồng, “mạ” là cây lúa non vừa mọc nhánh nhỏ có màu xanh lá cây tươi sáng . Khán giả theo dõi đã thuộc bài ôn lại cùng lúc với 2 diễn viên thật thú vị trong tiếng đàn tiếng hát giải thích theo. Thật đúng là âm nhạc dễ truyền tải đi cách học chữ cái cho người Pháp bản xứ một khi họ phân biệt và hiểu được nghĩa chính tạm đủ (bên cạnh mỗi chữ còn nhiều nghĩa khác như mọi thứ tiếng trên thế giới). Có một lúc, Trà Mi loay hoay tìm gì đó dưới chân đàn dương cầm. Thì ra, cô khuân lên một loại “xylophone” tí hon với các thanh kim loại treo lủng lẳng và gõ lên âm thanh thật tao nhã hòa theo tiếng đàn ghi ta cùng với tiếng hát của Yvonne! Khán giả lóng tai nghe và sự thay đổi này làm họ thích thú ra mặt. Chỉ cần mấy phút thôi đã làm phong phú thêm đoạn trình diễn này. Và có lúc anh chàng Tanguy phụ với người bên trong cánh gà kéo ra lễ mễ 2 chiếc đèn lồng kiểu Trung Hoa lớn màu đỏ thắp đèn sáng bên trong, cô Yvonne mặc áo dài sau khi đã ăn diện đủ thứ như các cô đầm bản xứ với mái tóc dài xõa trên đôi vai tay xách bóp cá nhân đen bóng.


Một đại gia đình Nguyễn hơn 20 người đi xem vở kịch Cabaret Citron Jaune, tác giả viết bài cầm áo khoác xanh lá cây và ái nữ Trà Mi quần jeans.

Bên ngoài nhìn vào, khán giả chỉ thấy có 3 nhân vật chính. Thật ra, có nguyên mộtê-kíp xoay quanh hợp tácđể gầy dựng nên vở ca kịch. Ngoài đạo diễn chính Lý Cường viết kịch bản gồm các lời nói, các câu đối thoại, các đoạn nhỏ cấu tạo thành sườn chính của vở kịch, còn có một nữ nhạc sĩ viết lời Pháp và nhạc kèm theo (Christine Khandjian, một nữ nghệ sĩ độc lập từng hợp tác với nhạc kịch viện Paris, Opéra National de Paris), một nam nhạc sĩ sáng tác viết phụ trội gốc Việt tên Tôn Thất An (bố ông là nhạc sĩ Tôn Thất Tiết, sinh năm 1933 ở Huế, đi du học tu nghiệp thêm tại Pháp năm 1958 ở nhạc viện quốc gia Paris. Ông đã viết nhạc cho mấy cuốn phim “Mùi Đu Đủ Xanh”(L'odeur de la papaye verte), Xe xích lô(Cyclo) và Mùa hè dựng đứng (A la vertcale de l'été) của đạo diễn danh tiếng gốc Việt Trần Anh Hùng sinh sống tại thủ đô Pháp). Tôn Thất An nối nghiệp cha cũng là một ca-nhạc sĩ chơi dương cầm nghề nghiệp Pháp gốc Việt có tiếng ở thủ đô, hợp tác với nhiều nghệ sĩ Trung Hoa tại Bắc Kinh.
Trang phục của 3 nhân vật chính do ông Samuel Bedioui đảm trách, vị này là chuyên gia tìm tòi và sáng chế trang phục cho nhiều vở ca vũ nhạc kịch Paris. Cô gái đóng vai Yvonne đã thay đổi quần áo gần chục lần trong khi nữ nhạc sĩ dương cầm ít thay hơn cũng như chàng trai đóng vai em. Phần dàn cảnh múa do nữ nghệ sĩ Nelly Cérénine tìm tòi, sáng chế. Cô có bằng cấp quốc gia giáo sư dạy múa, đã từng vào học đại học văn khoa bộ môn tiếng Anh để thấy rằng mình ghi tên chỉ để ... hiểu được Michael Jackson hát gì thôi nên đã kịp thời chuyển qua ngành múa hát. Tại đây, cô đã đi đúng con đường nghệ thuật với năng khiếu trời cho và từng được tuyển chọn đóng nhiều vai trong các vở ca nhạc kịch có tiếng tại thành phố Paris (như vở Le Roi lion, Vua sư tử, Swinging life, Đời nhảy nhót nhằm ca tụng giới nghệ sĩ da đen ca vũ nhạc tiền bối ...) Nhân vật cuối góp phần phụ tá đạo diễn là cô Marine Julien, một cô gái trẻ cận kề Stéphane Lý Cường trong nhiều vở ca vũ nhạc kịch đã kể ở bài trước như Edges, The last five years. Cô cũng hợp tác với ê kíp Disney Land Paris (ca vũ nhạc) và vở La Belle et La Bête ở théâtre Mogador.
Cái tên “Cabaret Jaune Citron” (Quán ca vũ nhạc Vàng Chanh) là một trong những chương trình dàn dựng và trình diễn do công ty nghệ sĩ mang tên “Paris Broadway Saigon” đảm trách mà tôi đang giới thiệu đến quý độc giả thân mến trên đây.

Nguyễn Thị Ngọc Diễm (còn tiếp)

 

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT