Thế Giới

Nhật tăng gấp đôi số lượng chiến đấu cơ để bảo vệ đảo chống Trung Cộng

Tuesday, 02/02/2016 - 08:29:06

Tham dự một buổi lễ đánh dấu việc thành lập một đơn vị mới phụ trách các phản lực cơ chiến đấu bổ sung, thứ trưởng bộ quốc phòng Kenji Wakamiya, được thông tấn xã Jiji (Thời Sự) trích dẫn, nói, “Đây chính là tiền tuyến của quốc phòng.”

Một chiến đấu cơ F/A-18 Super Hornet đang tập dượt tại căn cứ Iwojima, Nhật. (Getty Images)

 

Lực Lượng Tự Vệ Không Quân của Nhật Bản đã tăng số lượng các phản lực cơ chiến đấu F-15, trú đóng trên hòn đảo chính ở miền nam Okinawa, tổng cộng lên tới chừng 40 chiếc, theo Bộ Quốc Phòng Nhật Bản cho biết.

Tham dự một buổi lễ đánh dấu việc thành lập một đơn vị mới phụ trách các phản lực cơ chiến đấu bổ sung, thứ trưởng bộ quốc phòng Kenji Wakamiya, được thông tấn xã Jiji (Thời Sự) trích dẫn, nói, “Đây chính là tiền tuyến của quốc phòng.”

Bộ Ngoại Giao Trung Quốc nói rằng họ hoàn toàn có khả năng bảo vệ chủ quyền quốc gia sau khi mấy chiếc B-52 bay qua Khu Nhận Dạng Phòng Không Đảo Senkaku.

Trong những năm gần đây, tình hình căng thẳng tăng lên đều đặn tại khu vực này, với những vụ đụng độ thường xuyên giữa Nhật Bản và Trung Quốc, về chủ quyền bị tranh chấp trên các đảo do Tokyo kiểm soát từ năm 1895, ở Biển Hoa Đông. Quần đảo này được gọi là Senkaku tại Nhật Bản, và Điếu Ngư ở Trung Quốc.

Những cơn giận bùng lên trong tháng 9 năm 2012, khi chính phủ Nhật Bản mua ba hòn đảo, trong số năm đảo chính thuộc quần đảo Senkaku, từ một sở hữu chủ tư nhân, trong một nỗ lực nhằm đưa những hòn đảo này vào dưới sự kiểm soát chặt chẽ hơn của Nhật Bản.

Từ đó, nhiều tàu thủy và máy bay của lực lượng phòng vệ duyên hải của Trung Quốc đã gây những mối căng thẳng ngoại giao, bằng cách tới gần các đảo bị tranh chấp để hỗ trợ cho lời tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh, và để thử xem Nhật Bản phản ứng ra sao.

Trung Quốc tiếp tục trả đũa trong năm 2013, với việc loan báo một vùng nhận dạng phòng không, bao gồm quần đảo bị tranh chấp trên Biển Hoa Đông. Đây là một hành mà Hoa Kỳ, Nhật Bản và các quốc gia khác từ chối công nhận.

Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe phát biểu tại một cuộc họp lưỡng viện Quốc Hội Hoa Kỳ, ở Capitol Hill, Washington, hôm 29 tháng 4, 2015. Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: Reuters

Những vụ xâm nhập ấy đã làm vấy bẩn các mối quan hệ giữa Đông Kinh và Bắc Kinh, với những ký ức dai dẳng về những cuộc xâm lăng của Nhật Bản trong thời kỳ chiến tranh, cộng với những khoản sửa đổi hiến pháp, do đương kim thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, gây ra thêm nhiều căng thẳng.

Việc Nhật Bản tăng thêm các phản lực cơ chiến đấu xảy ra, cách chỉ mấy ngày sau khi Mỹ phái một chiến hạm chạy vào trong vòng 12 hải lý của đảo Triton, cũng bị Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Hoa Kỳ làm như vậy là để chỉ trích những lời Trung Quốc tuyên bố về hàng hải càng ngày càng hung hăng.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT