Hôn Nhân, Cuộc Sống

Nhiều người Nhật bị bệnh động đất

Sunday, 25/09/2016 - 10:46:51

Cách chưa tới 48 giờ sau đó, một trận động đất thứ nhì, với cường độ 7.3, đã làm rung chuyển những khu vực trung tâm của các hòn đảo chính ở phía cực nam của Nhật Bản.

Bà Chieko Chiba trở lại ngôi nhà bị sập hoàn toàn của bà trong trận động đất và sóng thần tháng Ba năm 2011 tại Kesennuma. Nhiều người sống sót thường bị triệu chứng chóng mặt vì tưởng rằng mặt đất đang rung chuyển. (Getty Images)

 

Hơn hai tháng sau khi miền nam Nhật Bản bị tàn phá bởi hai trận động đất lớn trong vòng mấy ngày, hàng trăm người đã được chẩn đoán “mắc bệnh động đất.”

Còn được gọi là hội chứng chóng mặt sau động đất, chứng bệnh này được liên kết với triệu chứng cảm thấy mất thăng bằng, và có thể làm một người bị bệnh cảm thấy rằng họ đang trải qua một trận động đất.

Cũng như chứng chóng mặt và thế cân bằng bị phá vỡ, căn bệnh này có thể gây ra những cơn buồn nôn và hoảng loạn lo sợ rằng một trận động đất khác sắp xảy ra. Một số người nói bệnh địa chấn giống như một cơn khó chịu của tình trạng say sóng. Trong khi đó, một số bác sĩ cho rằng đó là một biểu hiện của chứng ám ảnh động đất.

Cũng được gọi là “jishin-yoi,” có nghĩa là “say địa chấn,” hơn 200 người ở Kyushu đã được chẩn đoán mắc bệnh ấy, từ khi một trận động đất mạnh 6.2 độ Richter xảy ra vào hôm 14 tháng Tư.

Cách chưa tới 48 giờ sau đó, một trận động đất thứ nhì, với cường độ 7.3, đã làm rung chuyển những khu vực trung tâm của các hòn đảo chính ở phía cực nam của Nhật Bản.

Năm mươi người đã thiệt mạng trong hai trận động đất, với hàng ngàn người được điều trị chấn thương, nhiều vết thương nghiêm trọng, và hầu hết bị gây ra khi các tòa nhà sụp đổ.

Hai trận động đất này là dữ dội nhất, tính từ khi trận động đất mạnh 9.1 độ xảy ra ở phia đông bắc Nhật Bản trong tháng Ba 2011, gây ra một cơn sóng thần ờ giết chết hơn 19,000 người.

Các chuyên gia nói với nhật báo Asahi rằng những người sống sót từ thảm họa tháng Ba 2011 cũng báo cáo bị “bệnh động đất,” nhưng điều đó cuối cùng đã kéo dài lâu hơn ở Kyushu, vì hàng trăm cơn hậu chấn tiếp tục tàn phá khu vực này.

Hơn 1,600 cơn hậu chấn, mạnh ít nhất 1 độ trên thanh bảy bậc tính cường độ của Nhật Bản, đã được báo cáo từ khi xảy ra những trận động ban đầu.

Tình trạng căng thẳng sinh lý và lo âu cũng được cho là những yếu tố góp phần gây ra chứng bệnh ấy, với tỷ lệ 50 phần trăm trong số 214 người than phiền về các triệu chứng cũng báo cáo rằng họ cảm thấy bị trầm cảm.

Các phụ nữ chiếm 80 phần trăm, trong số người được chẩn đoán mắc “bệnh động đất”.
Nhiều người đang sống trong xe của họ, hoặc ở những nơi tạm trú khẩn cấp, sau khi nhà của họ bị phá hủy.

Các chuyên gia cho rằng tình trạng này có xu hướng giảm đi khi những cơn hậu chấn yếu dần, mặc dù hoạt động địa chấn ở Kyushu không cho thấy dấu hiệu ngưng lại.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT