Thế Giới

Phát hiện 157 loài sinh vật mới ở Đông Nam Á

Friday, 14/12/2018 - 09:13:30

Mặc dù vậy, đại diện WWF nói, báo cáo mới vẫn là dấu hiệu tốt cho sự hồi phục của tự nhiên, và các nhà khoa học đang đánh đổi "máu, mồ hôi và nước mắt" cho những phát hiện này, vì đây là cuộc chạy đua với thời gian để sớm có biện pháp bảo vệ các loài sinh vật hoang dã trước khi quá muộn.

THỤY SỸ - Báo cáo mới của Quỹ Thiên nhiên thế giới WWF cho biết, các nhà khoa học đã phát hiện 3 loài động vật hữu nhũ, 23 loài cá, 14 loài lưỡng cư, 26 loài bò sát và 91 loài thực vật mới tại khu vực Đông Nam Á trong năm 2017. Theo báo cáo, các loài sinh vật mới được tìm thấy trên lãnh thổ Cambodia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Hầu hết được phát hiện tại các vùng núi cao và rừng rậm, hoặc những khúc sông và đồng cỏ biệt lập.
Trong danh sách 157 loài mới được phát hiện, phần nhiều đều được đặt trong tình trạng nguy cấp do suy giảm số lượng, thậm chí có nguy cơ tuyệt chủng. Các chuyên gia khuyến cáo, nhiều loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng do tình trạng phá rừng, biến đổi khí hậu, săn bắn và buôn bán sinh vật hoang dã trái phép. Trong những loài thực vật bị đe dọa có một loài tre có thể phát sáng ở gốc, được phát hiện tại vùng núi Cardamom ở Cambodia, và một số loại thảo mộc ở Lào hiện có nguy cơ biến mất do môi trường sống bị phá hoại để khai thác đá.
Trong danh sách 3 loài hữu nhũ mới được phát hiện, Skywalker Hoolock Gibbon, một loài thuộc họ linh trưởng, được tìm thấy đầu năm 2017. Tuy nhiên, chúng hiện được xếp hạng 25 trong số các loài có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới. Các nước trong khu vực đã cố gắng chống nạn săn bắt, mua bán trái phép động vật hoang dã, nhưng vẫn chưa thể đẩy lùi nguy cơ tuyệt chủng với các loài sinh vật. Mặc dù vậy, đại diện WWF nói, báo cáo mới vẫn là dấu hiệu tốt cho sự hồi phục của tự nhiên, và các nhà khoa học đang đánh đổi "máu, mồ hôi và nước mắt" cho những phát hiện này, vì đây là cuộc chạy đua với thời gian để sớm có biện pháp bảo vệ các loài sinh vật hoang dã trước khi quá muộn.

Ông Pháp kể lại cuộc bơi vượt Thái Bình Dương
PHÁP – Ông Benoit "Ben" Lecomte đặt chân lên bãi biển Oahu, Hawaii hôm thứ Hai, hơn 6 tháng sau khi bước xuống biển ở Nhật Bản trong nỗ lực bơi xuyên đại dương tới San Francisco. Ông Lecomte, 51 tuổi, người Pháp, là phó giám đốc một hãng tư vấn môi trường, cùng thủy thủ đoàn tàu Discoverer khởi ngày từ Choshi, Nhật Bản hôm 5 tháng 6. Ông bơi 8 giờ một ngày, trung bình mỗi ngày 48 cây số. Lecomte đeo máy định vị GPS lên người. Thủy thủ sẽ đón ông lên tàu vào cuối ngày, hôm sau đưa ông quay lại điểm cũ để bơi tiếp.
Nhiệm vụ chính trong chuyến bơi vượt biển của ông Lecomte là nghiên cứu ảnh hưởng của rác nhựa tới đại dương và nâng cao nhận thức của mọi người về vấn đề này. Ông Lecomte đã nhìn thấy rất nhiều rác nhựa ở Thái Bình Dương. "Thỉnh thoảng chúng tôi bơi cùng cá voi và sau đó 10 phút, một đống rác lớn nổi lềnh bềnh đập vào mắt. Có rất nhiều rác thải là đồ gia dụng,” ông cho hay. "Nó gây ảnh hưởng rất xấu tới môi trường biển.” Có những chặng, ông Lecomte cứ mỗi 3 phút lại nhìn thấy rác nhựa. Đội thuyền hỗ trợ thu được khoảng 100 mẫu rác nhựa trong mỗi nửa giờ thả lưới.
"Đại dương đang bị đe dọa. Nếu chúng ta không có cách khắc phục, vài năm nữa, tình hình sẽ khó khăn hơn nhiều,” ông Lecomte khuyến cáo. Các nhà nghiên cứu từ 12 tổ chức khoa học đã nghiên cứu và thu thập mẫu vật trong hành trình của ông Lecomte. Họ tập trung vào 8 yếu tố, bao gồm ô nhiễm rác nhựa, phóng xạ từ thảm họa Fukushima, ảnh hưởng của bơi lội tới tim mạch và tâm lý của ông Lecomte. Vào tháng 11, thuyền liên tục gặp thời tiết xấu buộc họ phải từ bỏ mục tiêu bơi xuyên Thái Bình Dương và dừng chân ở Hawaii.

 

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT