Chuyện Nước Pháp

Những cuốn sách xuất bản tại Pháp của giáo sư Trịnh (kỳ 2)

Wednesday, 28/01/2015 - 07:08:16

Quyển sách này cho thấy nhiều điều tương ứng với nhau giữa đạo Phật và khoa học tân thời của thế kỷ thứ 21. Tôi rất vui mừng được hợp tác với Mathieu và khám phá nhiều điều trùng hợp trong hai hệ thống suy nghĩ hợp lý và nghiêm chỉnh.

Quyển sách mới nhất của ông là “Vũ trụ và hoa sen” (Le cosmos et le lotus). Chúng ta hãy cùng nhau theo dõi phần giới thiệu sách của giáo sư trên đài truyền hình France Ô (tiết mục “10 phút để trò chuyện”).

Ký giả (KG) hỏi : Có điều gì giống nhau giữa vũ trụ và hoa sen ?
Giáo sư Trịnh Xuân Thuận (TXT) đáp: Vâng, chắc chắn là có. Hoa sen tượng trưng cho đạo Phật, còn chúng tôi thì thuộc về khoa học vật lý không gian cần đến một hệ thống tư duy chặt chẽ và hợp lý. Thế nhưngđức Phật cũng có cùng một lập luận suy nghĩ rất thông thái và hợp lẽ. Cả haiđều có chung tính cách khoa học trong tư duy chứ không hềđi song song cạnh nhau dù hình thức bên ngoài có vẻ khác biệt. Chẳng hạn về các bài thực tập vật lý thì bênĐạo không có nhưngđức Phật luôn luôn dặn rằng phải suy nghĩ và thực hành những gì ta nói chứ không nên tin theo mù quáng. Tôi cho rằng hai hệ thống tư tưởng này gặp nhau nơiđây, nếu không một trong hai cái sẽ sai lầm trong mụcđích hướng về cách giải thích Sự Thật của thế giới này, hoặc là cả hai đều sai hết. Nên liên kết đạo Phật từ hơn 2500 năm trước và bộ môn khoa học ngày nay để có cái nhìn chính xác về thế giới.
Chính về phương diện liên quan chặt chẽ với nhau mà tôi có hân hạnh quen với ông Mathieu Ricard vốn là một khoa học gia chính tông sau trở thành nhà sư Phật giáo và chúng tôi cùng viết một cuốn sách tên là “Không gian vô tận trong lòng bàn tay”. Quyển sách này cho thấy nhiều điều tương ứng với nhau giữa đạo Phật và khoa học tân thời của thế kỷ thứ 21. Tôi rất vui mừng được hợp tác với Mathieu và khám phá nhiều điều trùng hợp trong hai hệ thống suy nghĩ hợp lý và nghiêm chỉnh.

KG : Ông có nói rằng “Khoa học cho tôi sự tự do”, điều này có nghĩa là nó đã không làm cho ông chịu ảnh hưởng thiên về đạo Phật hay sao ?
TXT : Không không, không đâu. Khoa học dựa trên các dụng cụ thực hành trong khiđạo Phật chỉ có tư tưởng sâu xa mà thôi.Đức Phật không bao giờ dùng tới các dụng cụ khoa học mà dựa vào tư duy sâu sắc, vào những cảm nhận cá nhân gần với giác quan thứ sáu như là sự "thức tỉnh" tối cao để tìm ra sự thật. Hai cách thức này hoàn toàn khác nhau, một là dựa vào sự quan sát qua dụng cụ và cái kia là sự suy nghĩ tỉnh táo bề ngoài của sự việc. Thành ra khi đi tìm sự giống nhau giữa hai hệ thống suy nghĩ sâu sắc này thật là đáng làm.Đạo thì thấy như chẳng có gìđặc biệt khi quảđất quay chung quanh mặt trời hay ngược lại trong khiđiều này cóý nghĩa rất lớn với khoa học thiên thể. Phương pháp vật lý dựa trên thí nghiệm và quan sát cóđi xa ra ngoài tư tưởngđạo Phật hay không mới làđiềuđáng tìm hiểu. Tôi cho rằngđây là một bài toán đố tế nhị mang lại cho tôi niềm vuiđể khám phá ra khuynh hướng cùngđi chung conđường hay là cả hai nẻo tách rời xa ra. Tôi không hề muốn làm cho khoa học trở thành bí hiểm, khó hiểu đâu. Tôi rất sung sướng tìm được câu trả lời là "Vâng, có nhiều điều giống nhau giữa Phật giáo và Khoa học".

KG : Nhất là khi để tìm ra Sự Thật ?
TXT : Vâng, đúng thế. Vì khoa học cố tìm ra Sự Thật ích lợi (La vérité utile) như đạo Phật vậy, tất nhiên có một mục tiêu chung. Vậy mà một số đồng nghiệp của tôi có thái độ kiêu căng khi nghĩ là chỉ riêng khoa học mới có những phương tiện độc đáo nhất để tìm ra Sự Thật đó, còn lại chỉ là vô dụng mà thôi. Thật là đáng buồn khi họ bị trói buộc trong khuynh hướng đó. Khoa học tâm linh cũng cho chúng ta bao nhiêu tấm gương trong sáng dội lại từ nền tảng thâm sâu của mọi thứ trên quả đất này nhằm giải thích cùng một điều là khám phá bí mật vũ trụ, con người. Thơ, văn, hội họa ; sự thiền định là những cửa sổ mở ra cho chúng ta nhìn vào sự thật đang hiển lộ ...

KG : Có một điều ông diễn tả trong quyển sách làm tôi rất chú ý và nó rất đặc biệt là: Thiên nhiên giống như một khúc nhạc jazz (khúc nhạc than thở của người da đen ngày xưa dễ nghe, dễ hiểu, ngắn gọn) mà không là một bản nhạc giao hưởng thính phòng của nhạc sĩ Bach (cổ điển, dài và khó chơi, khó cảm). Nếu chơi sai một nốt nhạc, chỉ một nốt không thôi, là bản nhạc vĩ đại ngã nhào trong khi khúc nhạc ngắn ngủi jazz lại tùy thuộc vào khán thính giả trước mặt ; nghĩa là nó có thể thay đổi, biến dạng (improvisation) tùy ý thích của họ mà không hề ảnh hưởng đến toàn bộ nếu chơi nốt nhạc khác đi. Nghĩa là, tất cả có thể bắt đầu lại hết.
TXT : Đúng thế. Thiên nhiên giống như vậy, hình ảnh so sánh này rất đẹp. Vào thế kỷ thứ 17, khi nhà khoa học danh tiếng Newton tìm ra định luật về sức hút của vũ trụ đối với các thiên thể trong không gian thì ai cũng tưởng là vũ trụ này cố định như vậy. Chẳng có gì sẽ thay đổi về sau nữa cả ! Thật sai lầm vì nó biến hoàn cảnh thành quá giản dị trong khi thế kỷ 21 tiến xa hơn đã biết rằng điều này hoàn toàn trật bét. Khoa học gia Laplace cũng nghĩ rằng nếu chúng ta biết trước vận tốc hay vị trí đầu tiên của tất cả các mảnh vụn phân tử cực tiểu vật chất trong không gian thì chúng ta sẽ biết được tương lai hậu vận của chúng về sau. Điều này khôngđúng vì "sai một lyđi một dậm", chúng ta không thể nào biết trước điều gì sẽ xảy ra sau đó. May thay, chúng ta đã thoát ra ngục tù dốt nát này nhờ khoa học tiến bộ rất xa từ thế kỷ 17 cho đến nay. Trật tự hay loạnđả, lộn xộn; không ai biết trướcđược giả thuyết này làđúng hay sai.
Hậu quả “cánh bướm phất lên” của một con côn trùng thế này ở Rio (Ba Tây) có thể gây bão ở Paris (Pháp). Không có gì là cố định cả trong vũ trụ. Một điều thật nhỏ, một biến cố nào đó, xảy ra bên này cũng có thể gây nên hậu quả kinh khủng ở bên kia.

KG : Khi chúng ta biết tất cả các nguyên nhân không bị điều khiển được trước thì hiện tượng tiên đoán thời tiết là sao ? Có thể biết trước cả 10 ngày không ? Không thểđược, trừ phi chỉ có một ngày mà thôi.
TXT : Không đâu. Dựđoán thời tiết chỉ là sựđụng chạm sơ sơ tới hậu quả "thứ tự - lộn xộn" không tính trướcđược của vũ trụ thayđổi từng giây phút. Ngay cả các máy tính điện tử mới nhất, lớn nhất, mạnh nhất cũng không tính toán trướcđược dùđặt chúng nóở đâuđi nữa.Đó là Sự Thật, Sự Tự Do của thiên nhiên!
Giống như một khung thêu mà thiên nhiên là thợ dệt nên tấm vải mỹ miều. Cácđường tơ nằm trong tay của người thợấy. Đó là các định luật, các luật lệ khoa học đã được khám phá ra. Tùy theo vị chủ vui buồn sao đó mà dệt nên bức họa thiên nhiên vô cùng lạ lùng, phong phú và rắc rối của vũ trụ !

KG : Khi ngồi trước viễn vọng kính, ông có cảm tưởng gì ?
TXT : Tôi bị choáng ngợp bởi sự kỳ thú vĩ đại mang lại từ vũ trụ ! Tim tôi tràn ngập lòng cảm động. Đúng là vậy, thật ra nghề nghiệp của tôi là gì : là tiếp nhậnánh sáng từ bầu trời vô tậnđã bayđến quả đất này.Đó là tín hiệu giao cảm giữađôi bên. Chúng ta là những mảnh vụn của các ngôi sao, các thiên thể trong bầu trời.Ánh sáng nàyđã bayđếnđây từ hàng triệu triệu năm trước, trước cả khi tôiđược cấu tạo thành hình bởi các mảnh vụn nàođó của những ngôi sao. Chúng ta có chung một tổ tiên là các ngôi sao, là các chất hữu cơ như than (carbone, C), nitrogen (N), dưỡng khí (oxygene), các acid nhân (les acides nucléaires) cấu tạo nên chuỗi hạt ADN hay ARN trong di truyền tính. Vì vậy, suy rộng ra chúng ta là bà con, anh em với nhau và cũng vậy đối với loài vật, loài cây cỏ. Tôi cảm nhậnđược mối liên hệ này rất bao la giữa vũ trụ và chúng ta !

KG : Ông là một người hạnh phúc ?
TXT : Vâng, tôi đã làm được những gì tôi muốn làm trong cõi đời này. Điều này giúp tôi thật an bình và trí tuệ sáng suốt.
KG : Xin cảm ơn ông đã viết cuốn sách “Vũ Trụ và Hoa Sen” do nhà Albert Michel xuất bản, hẹn sẽ gặp lại khi ông có thêm công trình khác. Thật hân hạnh và vui sướngđược tiếp xúc vớiông hôm nay.
TXT : Vâng, xin cảm ơn ông.

Ntnd (còn tiếp)

 

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT