Thế Giới

Tập và Mã gặp nhau, lần đầu giữa Trung Cộng và Đài Loan

Saturday, 07/11/2015 - 11:41:58

ừ khi Mã Anh Cửu lên nhậm chức tại Đài Loan vào năm 2008, chính sách thân Bắc Kinh của ông đã đưa hai bên lại gần nhau hơn. Kết quả là ngành du lịch bùng phát, các đường bay được mở ra, hơn 20 hiệp định thương mại được ký kết, và bây giờ là cuộc hội nghị thượng đỉnh này.

Hàng ngàn người Đài Loan đã biểu tình tại thủ đô Đài Bắc ngày thứ Bảy, chống cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Tổng Thống Mã Anh Cửu và Chủ Tịch Tập Cận Bình diễn ra cùng ngày tại Singapore. Người Đài Loan lo ngại đảo quốc của họ sẽ bị thôn tính bởi cộng sản Bắc Kinh qua chính sách thân Trung Cộng của ông Mã Anh Cửu. (Hình: Ashley Pon/Getty Images)


SINGAPORE – Tổng thống Đài Loan và chủ tịch Trung Quốc đã bắt tay nhau, khi khai mạc một cuộc hội nghị thượng đỉnh lịch sử. Đây là cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên của cấp lãnh đạo giữa hai nước Trung Hoa nằm ở hai bên của eo biển Đài Loan, tính từ khi cuộc nội chiến của Trung Hoa kết thúc vào năm 1949.

Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói với Tổng Thống Đài Loan Mã Anh Cửu rằng hai bên là “một gia đình,” “và không thể bị chia tách” khi họ bắt đầu một cuộc hội nghị thượng đỉnh dấu mốc quan trọng vào ngày thứ Bảy ở Singapore.

Cái bắt tay lâu một phút rưỡi, giữa Tập Cận Bình và Mã Anh Cửu, cũng có thể là đỉnh cao của mối quan hệ giữa hai bên eo biển.

Tập Cận Bình nói với Mã Anh Cửu, “Không có một thế lực nào có thể chia tách chúng ta. Chúng ta là một gia đình.”

Tổng Thống Đài Loan Mã Anh Cửu đáp lại với Tập Cận Bình, “Cả hai phía đều cần phải tôn trọng những giá trị và lối sống của nhau.”

Trước đó hai lãnh đạo đã trao đổi một cái bắt tay lịch sử, toét miệng cười, và vẫy tay chào một đám đông của các các phương tiện truyền thông đang tụ tập, trước khi bước vào phòng họp kín.

Không có thỏa thuận hay tuyên bố chung được dự kiến đưa ra từ cuộc gặp gỡ giữa hai bên. Cả hai phía vẫn từ chối chính thức công nhận tính cách hợp pháp của nhau, và còn phải chờ xem cuộc họp này có tầm quan trọng như thế nào trong thời gian lâu dài.

Từ khi Mã Anh Cửu lên nhậm chức tại Đài Loan vào năm 2008, chính sách thân Bắc Kinh của ông đã đưa hai bên lại gần nhau hơn. Kết quả là ngành du lịch bùng phát, các đường bay được mở ra, hơn 20 hiệp định thương mại được ký kết, và bây giờ là cuộc hội nghị thượng đỉnh này.

Nhưng rất nhiều người ở Đài Loan, một quốc gia có nền dân chủ mà người dân sẵn sàng lớn tiếng bày tỏ ý kiến, cảm thấy hết sức khó chịu khi bị lôi kéo quá gần vào quỹ đạo của Hoa Lục do cộng sản Bắc Kinh cai trị.

Hôm thứ Sáu, những người biểu tình đã tìm cách xông vào trụ sở quốc hội ở Đài Bắc trước khi cuộc họp bắt đầu. Nữ lãnh tụ đối lập Tsai Ing-wen (Thái Anh Văn) nói rằng hội nghị thượng đỉnh ở Singapore đe dọa nền dân chủ của Đài Loan.

Bà Văn đang cầm đầu Đảng Người Dân Dân Chủ (Democratic People Party, DPP). Đảng này có một nền tảng quần chúng lớn gồm những người ủng hộ nền độc lập của Đài Loan, và họ nghi ngờ mỗi lúc một nhiều hơn về những mối quan hệ càng ngày càng gia tăng với đại lục.

Chuyện bà Văn có thể thắng cử trong tháng Giêng năm tới đã là động lực thúc đẩy cuộc họp giữa ông Mã và ông Tập. Nhiều phân tích gia tin rằng một cuộc hội nghị như vậy sẽ không có thể diễn ra, nếu như đảng DPP đã cầm quyền.

Một hiệp ước thương mại Trung Quốc - Đài Loan đã dẫn đến những cuộc biểu tình rầm rộ, và việc chiếm đóng trụ sở quốc hội Đài Loan trong năm 2014.

Mã Anh Cửu sắp rời khỏi chức vụ. Những người phản đối tố cáo ông sử dụng hội nghị thượng đỉnh này, để làm tăng các cơ hội cho Quốc Dân Đảng của ông, là đảng đang cầm quyền, trong kỳ bầu cử tổng thống sắp tới.

Chắc chắn cuộc gặp gỡ này là có tính cách lịch sử: dịp gặp gỡ trước đó là vào năm 1945, khi lãnh tụ cách mạng cộng sản Mao Trạch Đông gặp Tổng Thống Quốc Dân Đảng Tưởng Giới Thạch, trong một nỗ lực hòa giải bất thành, khi kết thúc Đệ Nhị Thế Chiến và hai bên hợp lực đánh bại Nhật Bản.

Việc cộng sản tiếp quản sau đó đã buộc quân đội của Tổng Thống Tưởng Giới Thạch và khoảng 2 triệu người theo ông phải chạy sang Đài Loan, hồi đó là một tỉnh đảo, để lại một sự chia tách quốc gia gây bận tâm cho cả hai bên từ đó đến nay.

Trung Cộng luôn luôn xem Đài Loan là một tỉnh ly khai. Tỉnh này sẽ cần phải được tái thống nhất, ngay cả bằng cách dùng võ lực nếu cần.

Đài Loan từ lâu nhận được sự ủng hộ an ninh của Hoa Kỳ, được ràng buộc bởi một hành động của pháp luật nhằm bảo vệ Đài Loan, nếu đảo quốc này bị tấn công.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT