Hoa Kỳ

Bạn có thể chết vì việc làm căng thẳng, nhất là phụ nữ

Monday, 08/02/2016 - 10:03:14

Những công việc này là tương phản đứng trái ngược với những công việc “tích cực,” tức là những công việc kết hợp mức đòi hỏi tâm lý cao với mức kiểm soát cao (chẳng hạn như công việc của bác sĩ và kỹ sư).

Một tiếp viên bưng thức ăn tại nhà hàng Becky's Diner ở Portland. (Getty Images)


Nếu nghĩ rằng công việc căng thẳng đang giết bạn chết, thì một cuộc nghiên cứu mới cho thấy bạn có thể đúng, đặc biệt nếu bạn là phụ nữ. Những ai làm nghề chiêu đãi viên hoặc y tá có mức nguy hại cao, vì môi trường làm việc của họ khá căng thẳng, đòi hỏi việc được thực hiện trong thời gian gấp rút.
Sau khi phân tích các dữ liệu của gần 140,000 người làm việc tại ba đại lục, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy rằng những người nào làm những công việc “gây căng thẳng ở mức cao” đều có xác suất 22% là sẽ bị một cơn đột quỵ, so với các đồng nghiệp của họ. Mức nguy cơ này là đặc biệt nghiêm trọng đối với các phụ nữ, vì họ có xác suất 33% bị đột quỵ, nếu công việc của họ nằm trong loại việc làm gây ra căng thẳng nhiều nhất này.

Những điều khám phá này được công bố trên tạp chí Neurology (Thần Kinh Học). Những điều ấy kết hợp những kết quả từ sáu nghiên cứu trước đó, xem xét mối quan hệ giữa mức căng thẳng công việc và nguy cơ đột quỵ. Mỗi cuộc nghiên cứu bao gồm một bản đánh giá sơ khởi về mức căng thẳng công việc của người ta, sau đó theo dõi sức khỏe của họ trong vòng từ 3.4 năm cho tới 16.7 năm. Những người làm việc đều ở trong độ tuổi 18-75.

Nhiều công nhân phải làm công việc cực nhọc, nhưng không phải tất cả những công việc đó đều được coi là căng thẳng. Các nhà nghiên cứu tại Trung Quốc đã sử dụng một phương pháp vững chắc để phân loại các công việc ra thành bốn loại.

Để làm được điều này, họ xem xét một công việc có liên quan hay không tới một mức độ cao của “sự đòi hỏi tâm lý của công việc.” Đó là một thước đo của tải trọng tinh thần cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ, khối lượng quản trị và điều hợp cần thiết để hoàn thành các nhiệm vụ, và áp lực thời gian do hạn chót gây ra, và nhiều thứ khác nữa. Các nhà nghiên cứu cũng xem xét mức độ rộng rãi mà những người làm việc có được, trong chuyện quyết định về cách thức mà họ làm những công việc được giao phó. Đây là một yếu tố được gọi là “kiểm soát công việc.”

Tiến sĩ Jennifer Majersik là một nhà thần kinh học chuyên về đột quỵ tại đại học University of Utah. Bà mô tả bốn loại ấy trong một bài xã luận đi kèm theo cuộc nghiên cứu. Những công việc nằm ở mức thấp, trong dải phổ của mức đòi hỏi tâm lý lẫn mức kiểm soát, đều được coi là “thụ động,” chẳng hạn như những công việc lao động tay chân.

Những công việc này là tương phản đứng trái ngược với những công việc “tích cực,” tức là những công việc kết hợp mức đòi hỏi tâm lý cao với mức kiểm soát cao (chẳng hạn như công việc của bác sĩ và kỹ sư).

Ở giữa hai thái cực ấy là những loại nghề nghiệp có “mức căng thẳng thấp,” có mức đòi hỏi thấp về tâm lý và mức kiểm soát cao, chẳng hạn như các nhà khoa học và các kiến trúc sư. Cuối cùng, có những công việc có “mức căng thẳng cao,” kết hợp mức đòi hỏi tâm lý cao với một mức kiểm soát thấp. Tiêu biểu cho thể loại này là các nữ tiếp viên nhà hàng, y tá, và các nghề khác trong ngành kỹ nghệ dịch vụ.

Nguy cơ đột quỵ là thấp nhất cho những người làm những công việc có mức căng thẳng thấp. Tiếp theo sau họ là những người làm những công việc thụ động và tích cực, mặc dù những sự khác biệt là nhỏ đến nỗi chúng có thể được coi là do tình cờ. Sự khác biệt duy nhất đủ lớn, để được coi là đáng kể về mặt thống kê, là cho những người làm những công việc có mức căng thẳng cao. Nguy cơ đột quỵ cho những người lao động không may mắn này là 22% cao hơn, so với những người thuộc các thể loại công việc có mức căng thẳng thấp.

Rủi thay, những công việc căng thẳng mức cao không phải là hiếm. Trong sáu cuộc nghiên cứu đưa vào trong cuộc phân tích, tỷ lệ của những công việc được phân loại là “căng thẳng cao” nằm trong khoảng từ 11.1% đến 26.6%. Một trong sáu cuộc nghiên cứu ấy liên quan đến các công nhân Mỹ, và trong số này có 20.4% làm những công việc có mức căng thẳng cao.

Khi các nhà nghiên cứu phân tích các phụ nữ một cách riêng rẽ, tách ra khỏi biệt từ nhóm đàn ông, họ thấy rằng giới tính là quan trọng. Đối với các phụ nữ (chiếm 91% trong tổng số các mẫu nghiên cứu), chuyện có một công việc căng thẳng mức cao là có liên quan với chuyện tăng nguy cơ đột quỵ 33%, so với chuyện có một công việc căng thẳng mức thấp. Nếu những công việc căng thẳng mức cao không hiện hữu, thì những cơn đột quỵ ở những phụ nữ đi làm việc sẽ giảm 6.5%, theo các tác giả nghiên cứu tính toán.

Các dữ liệu cho thấy rằng những công việc căng thẳng mức cao cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ ở nam giới. Nhưng vì chỉ có 12,323 người đàn ông trong cuộc nghiên cứu, nên các kết quả của họ là không đáng kể về mặt thống kê.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT