Hoa Kỳ

Boehner từ chức, Dân Chủ California lo lắng vì McCarthy có thể lên chức chủ tịch

Friday, 25/09/2015 - 11:56:26

Ông John Boehner, 65 tuổi, tuyên bố từ chức trong một cuộc họp kín dành cho các dân biểu Cộng Hòa vào sáng thứ Sáu. Thông báo được đưa ra một ngày sau khi Chủ Tịch Boehner được tiếp kiến Đức Giáo Hoàng Francis nhân dịp ngài đến Quốc Hội trong chuyến công du đầu tiên tại Hoa Kỳ. Ông John Boehner là người dễ xúc động mặc dù là một chính trị gia. Ông đã gần như khóc khi được đứng chung trong tòa nhà Quốc Hội với Đức Giáo Hoàng hôm thứ Năm. Vị dân biểu này là người Công Giáo, và sự gặp mặt Đức Giáo Hoàng trong vai trò Chủ Tịch Hạ Viện đã được xem là một ước mơ từ lâu của ông.

Ông John Boehner (bên trái) và ông Kevin McCarthy trong một cuộc họp báo trong tháng Sáu 2015. (Getty Images)


HOA THỊNH ĐỐN – Chủ Tịch Hạ Viện John Boehner đã gây ngạc nhiên cho nhiều người tại thủ đô ngày thứ Sáu, khi ông thông báo sẽ từ chức vào ngày 30 tháng 10 sắp tới đây. Trong nhiều năm, ông đã bị áp lực từ phía bảo thủ trong đảng Cộng Hòa, và đến thời gian gần đây lại bị suy giảm thế lực thêm nữa trước khuynh hướng chống đối giới nắm quyền nổi lên trong đảng. Từ đó, vị dân biểu kỳ cựu từ tiểu bang Ohio này đã quyết định chấm dứt một sự nghiệp kéo dài gần 25 năm tại Hạ Viện Hoa Kỳ.

Ông John Boehner, 65 tuổi, tuyên bố từ chức trong một cuộc họp kín dành cho các dân biểu Cộng Hòa vào sáng thứ Sáu. Thông báo được đưa ra một ngày sau khi Chủ Tịch Boehner được tiếp kiến Đức Giáo Hoàng Francis nhân dịp ngài đến Quốc Hội trong chuyến công du đầu tiên tại Hoa Kỳ. Ông John Boehner là người dễ xúc động mặc dù là một chính trị gia. Ông đã gần như khóc khi được đứng chung trong tòa nhà Quốc Hội với Đức Giáo Hoàng hôm thứ Năm. Vị dân biểu này là người Công Giáo, và sự gặp mặt Đức Giáo Hoàng trong vai trò Chủ Tịch Hạ Viện đã được xem là một ước mơ từ lâu của ông.

Sự ra đi của ông Boehner trùng hợp với làn sóng tức giận nhắm vào giới cầm quyền tại Hoa Thịnh Đốn đang dâng lên trong đảng Cộng Hòa. Chính thái độ nổi loạn này đã giúp cho những người từ bên ngoài dòng chính trị, như tỉ phú Donald Trump, được dịp nhảy vào và giành sự ủng hộ của cử tri Cộng Hòa trong cuộc đua tổng thống.
Tại Quốc Hội, tình trạng lục đục cũng diễn ra trong khối chính khách bảo thủ Cộng Hòa. Họ bực bội vì Cộng Hòa nắm thế đa số tại Hạ Viện nhưng lại không thể ngăn chặn quyền hành của Tổng Thống Barack Obama. Cuộc tranh chấp giữa bảo thủ và trung lập trong đảng đã khiến ông John Boehner phải tranh đấu để giữ một thế quân bình giữa các phe nhóm.

Chức Chủ Tịch Hạ Viện đã đưa ông Boehner lên hàng lãnh tụ, đại diện Cộng Hòa trong cuộc đối đầu với tổng thống thuộc đảng Dân Chủ. Khối bảo thủ trong đảng đã không hài lòng với sự lãnh đạo của ông Boehner trong cuộc đối đầu này.

Trong cuộc họp báo ngày thứ Sáu, ông Boehner nói, “Tôi càng lúc càng thấy rõ hơn, rằng nếu sự tranh chấp quyền lãnh đạo này tiếp tục lâu hơn, thì nó sẽ gây hại đến mức không thể sửa đổi cho đảng.”
Thông báo từ chức đã đóng lại một sự nghiệp từng bắt đầu vào tháng Giêng 1991, khi ông John Boehner từ một gia đình gốc lao động ở Ohio được bước vào chức dân biểu liên bang và làm việc tại Hoa Thịnh Đốn. Từ ngày đó ông tiến dần đến một trong các chức vụ dân cử có thế lực nhất trên toàn nước Mỹ. Mỗi khi nhắc lại quá khứ trong một gia đình gồm 12 anh em và cuộc hành trình không ngờ từ gốc lao động đến chức vụ đầy quyền lực, ông thường bị xúc động, và điều đó trở thành một dấu ấn về vị chủ tịch này mà người Mỹ thường nghĩ tới.
Trong buổi họp báo hôm thứ Sáu, ông Boehner tuyên bố “hôm nay là ngày tôi phải đi đến quyết định từ chức,” và ông nói thêm rằng “ai cũng có thể nắm chức này, bạn cũng có thể làm được chức đó.”

Sau buổi họp báo, dư luận bắt đầu nghĩ đến người có triển vọng được các dân biểu Cộng Hòa bầu lên chức Chủ Tịch Hạ Viện. Người này là ông Kevin McCarthy, một dân biểu từ Bakersfield, California. Ông đang giữ chức Lãnh Tụ Đa Số tại Hạ Viện.
Mặc dù sự việc ông McCarthy có thể được đưa lên thay ông Boehner sẽ không đưa đến sự thay đổi lập trường của Cộng Hòa tại Quốc Hội, thế nhưng chiếc ghế Lãnh Tụ Đa Số do ông để lại sẽ gây ra những cuộc chạy đua tranh giành ghế này giữa các phe nhóm kình chống nhau trong đảng Cộng Hòa. Và người nào được ghế đó sẽ ảnh hưởng đến thế lực của ông McCarthy.

Riêng tại California, đảng Dân Chủ và các chính khách thuộc đảng này đang rất quan tâm trước sự việc ông Kevin McCarthy sắp lên chức Chủ Tịch Hạ Viện Hoa Kỳ. Trong mấy năm gần đây, hầu như không có nhà lập pháp nào lại gây nhức đầu cho Thống Đốc Jerry Brown và đảng Dân Chủ đang nắm quyền tại Lưỡng Viện Calaifornia nhiều như ông McCarthy, mặc dù ông giữ chức Lãnh Tụ Đa Số và làm việc tại Hoa Thịnh Đốn.
Khác với bà Nancy Pelosi, một dân biểu từ San Francisco Democrat, từng giữ chức Chủ Tịch Hạ Viện cho đến năm 2011 và thường đồng chí hướng với các lãnh đạo tại thủ phủ Sacramento, ông McCarthy lại có lập trường chính trị luôn đi ngược với chính quyền của Thống Đốc Brown.

Ông McCarthy thường dùng quyền lực tại Hoa Thịnh Đốn để lật ngược lại các chính sách cấp tiến của California. Ông đã chống những quy luật khắt khe mà California đã ban hành trong nỗ lực đối phó tình trạng thay đổi khí hậu. Ông muốn dẹp bỏ dự án xây dựng hệ thống xe điện cao tốc mà thống đốc đang cố gắng thực hiện. Vị chủ tịch Hạ Viện tương lai này đã đẩy mạnh nỗ lực chuyển lượng nước hiếm hoi của tiểu bang đến các nông trại, nơi mà các ông gia là nền tảng cho thế lực của ông McCarthy.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT