Thế Giới

Dân làng Miến Điện phá hủy một ngôi đền Hồi Giáo

Sunday, 26/06/2016 - 10:37:00

Theo cảnh sát trưởng địa phương Own Lwin cho biết, bầu không khí vẫn căng thẳng vào hôm thứ Bảy, và khoảng 100 nhân viên cảnh sát được điều động đến đây để gìn giữ hòa bình. Ông nói với hãng tin AFP, “Tối hôm qua, 50 cảnh sát viên canh gác khu làng, để chuẩn bị đối phó với những tin đồn nói rằng có thể xảy ra thêm tình trạng bất ổn. Bây giờ chúng tôi đã bố trí một lực lượng cảnh sát lên đến 100 nhân viên.” Ông nói thêm rằng không có người nào bị bắt giữ vì vụ phá hủy ngôi giáo đường đạo Hồi.

 Ông Ali Ahmed đang khóc bên trong ngôi đền Hồi bị phá hủy tại làng Thuye Tha Mein ở tỉnh Bago ngày 24 tháng 6, 2016. Khoảng 200 Phật tử đã tấn công ngôi đền một ngày trước đó. (YE Aung Thu/ Getty Images)

YANGON – Cả trăm cảnh sát viên đã được điều động tới canh gác một ngôi làng ở miền trung Miến Điện. Ở đó tình hình căng thẳng tôn giáo đang tăng lên, sau khi một đám đông tín đồ Phật Giáo phá hủy một nhà thờ Hồi Giáo, theo nhà chức trách cho biết hôm thứ Bảy.

Đó là đợt bùng nổ bạo động mới đây nhất chống lại những người Hồi Giáo ở Miến Điện. Nước này đã chứng kiến những vụ xung đột tôn giáo gây đổ máu thỉnh thoảng xảy ra từ năm 2012. Sự gia tăng của chủ nghĩa dân tộc Phật Giáo đặt ra một thách đố lớn cho chính phủ mới của bà Aung San Suu Kyi.

Vụ bạo động mới nhất nổ ra trong tuần này, khi một đám đông giận dữ gồm khoảng 200 Phật tử xông vào một khu vực của người Hồi giáo trong một ngôi làng ở tỉnh Bago, sau một cuộc tranh cãi giữa những người láng giềng về việc xây dựng một trường học Hồi giáo.

Theo cảnh sát trưởng địa phương Own Lwin cho biết, bầu không khí vẫn căng thẳng vào hôm thứ Bảy, và khoảng 100 nhân viên cảnh sát được điều động đến đây để gìn giữ hòa bình. Ông nói với hãng tin AFP, “Tối hôm qua, 50 cảnh sát viên canh gác khu làng, để chuẩn bị đối phó với những tin đồn nói rằng có thể xảy ra thêm tình trạng bất ổn. Bây giờ chúng tôi đã bố trí một lực lượng cảnh sát lên đến 100 nhân viên.” Ông nói thêm rằng không có người nào bị bắt giữ vì vụ phá hủy ngôi giáo đường đạo Hồi.

Win Shwe, thư ký của nhà thờ Hồi Giáo, nói với AFP rằng các cư dân Hồi Giáo lo sợ cho sự an toàn của họ. Họ đang dự địng di chuyển đến một thị trấn ở gần đó cho đến khi tình hình căng thẳng lắng dịu. Ông nói, “Tình hình của chúng tôi là không an toàn, và bây giờ chúng tôi đang dự định rời khỏi làng. Chúng tôi vẫn còn cảm thấy sợ hãi.”

Tình cảm gay gắt chống Hồi Giáo đã dấy lên trên khắp Miến Điện trong những năm gần đây, với những vụ bùng phát bạo động đe dọa phá bỏ những thắng lợi về dân chu, từ khi chính quyền quân phiệt trước đây từ chức trong năm 2011.

Bạo động tôn giáo tệ nhất đã xảy ra ở miền trung Miến Điện và tiểu bang Rakhine ở miền tây, nơi sinh sống của sắc thiểu số Rohingya theo đạo Hồi và không có quốc gia riêng. Hàng chục ngàn người trong số họ vẫn đang mòn mỏi trong các trại tạm cư sau khi bạo loạn nổ ra.

Các tu sĩ cứng rắn và những người theo chủ nghĩa dân tộc Phật giáo kịch liệt phản đối những động thái nhằm công nhận người Rohingya là một nhóm thiểu số chính thức, và nhấn mạnh vào việc gọi họ là “người Bengali.” Bengali là dạng viết tắt để chỉ những người di cư bất hợp pháp từ biên giới chung với Bangladesh.

Suu Kyi, một người lớn tiếng thẳng thắn bênh vực cho nhân quyền, đã bị chỉ trích vì không có một lập trường mạnh mẽ hơn về những người Rohingya, hoặc về việc ngược đãi mà họ gặp phải. Trong tháng này, Liên Hiệp Quốc báo động rằng những vụ vi phạm chống lại nhóm này có thể trở thành “những tội ác chống nhân loại.”
Bà Suu Kyi, người từng lãnh Giải Thưởng Nobel Hòa Bình, bây giờ đang cầm đầu chính phủ dân sự đầu tiên của Miến Điện, tính trong nhiều thập niên. Bà xin được dành cho một thời gian, trong khi chính phủ của bà tìm cách xây dựng lòng tin cậy giữa các cộng đồng tôn giáo.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT