Hoa Kỳ

FBI cho biết hai kẻ nổ súng ở San Bernardino đã trở nên cực đoan trước khi kết hôn

Wednesday, 09/12/2015 - 08:29:08

Ông Comey nói rằng rõ ràng cặp vợ chồng đã được gợi hứng bởi một tổ chức khủng bố ngoại. Nhưng các điều tra viên vẫn chưa biết việc tán tỉnh của họ trên mạng có được sắp xếp hay không bởi một nhóm như vậy, hay việc ấy tự phát triển một cách tự nhiên. Ông nói: “Đó là một điều hết sức quan trọng cần phải biết”.

Hai hung thủ Farook và Malik tại cổng quan thuế ở phi trường.

 

WASHINGTON D.C. - Vào thời điểm cảnh sát bắt đầu chú ý tới Farook và Malik, cặp vợ chồng thực hiện vụ tấn công bắn chết nhiều người San Bernardino, thì đã quá trễ. Hai kẻ nổ súng ở San Bernardino đã trở thành cực đoan ít nhất cách đây hai năm. Họ đã thảo luận về thánh chiến và tử đạo vào đầu năm 2013, theo giám đốc James Comey của cơ quan FBI cho biết hôm thứ Ba.

Theo lời ông Comey nói với các thành viên của Ủy Ban Tư Pháp Thượng Viện, các điều tra viên tin rằng Syed Rizwan Farook, và vợ là Tashfeen Malik, đã trở nên những kẻ cực đoan thậm chí trước khi họ bắt đầu mối quan hệ của họ trên mạng Internet, và Malik vẫn giữ quan điểm cực đoan trước khi cô đến Mỹ trong năm ngoái. Comey cho biết như thế có nghĩa là tiến trình cực đoan hóa của Malik đã bắt đầu khi cô xin visa đến Hoa Kỳ để kết hôn, và tiến trình kiểm tra rà soát của chính phủ Mỹ dường như không phát hiện ra điều đó. Malik từ Pakistan sang Mỹ trong tháng 7 năm 2014, và kết hôn với Farook trong tháng kế tiếp. Farook sinh ra ở Chicago trong năm 1987, và lớn lên ở miền nam California.

Trước đó các giới chức FBI nói rằng đôi vợ chồng đã trở nên cực đoan trong “một thời gian khá lâu”. Nhưng việc tiết lộ hôm thứ Tư là cụ thể nhất về thứ tự thời gian của mối quan hệ và sự tiến triển của họ hướng tới quan niệm cực đoan.

Ông Comey nói rằng rõ ràng cặp vợ chồng đã được gợi hứng bởi một tổ chức khủng bố ngoại. Nhưng các điều tra viên vẫn chưa biết việc tán tỉnh của họ trên mạng có được sắp xếp hay không bởi một nhóm như vậy, hay việc ấy tự phát triển một cách tự nhiên. Ông nói: “Đó là một điều hết sức quan trọng cần phải biết”.

Giám đốc FBI mô tả đôi vợ chồng là một ví dụ về những kẻ cực đoan bạo lực cây nhà lá vườn, dường như đã trở nên cực đoan “tại chỗ”. Ông vạch ra một sự phân biệt giữa cuộc tấn công ở San Bernardino và một vụ tấn công xảy ra trong tháng qua ở Paris. Các giới chức nghi ngờ rằng những cuộc tấn công ở Paris có liên quan đến việc soạn thảo kế hoạch và huấn luyện ở Syria.

Comey từ chối cho biết những cuộc thông tin liên lạc được mật mã hóa đóng vai trò gì, nếu có, trong vụ thảm sát tuần qua. Ông nói rằng chính phủ Obama đã không tìm cách giải quyết những mối lo ngại về việc mật mã hóa các dữ liệu trên máy điện thoại thông minh. Tuy vậy, ông cho biết ông vẫn lo ngại rằng những kẻ tội phạm, khủng bố, và gián điệp, đang sử dụng công nghệ này để tránh bị phát hiện. Ông nói: “Càng ngày chúng ta càng không thể nhìn thấy những gì họ nói. Điều nay đem lại cho họ một lợi thế rất lớn”.

FBI thừa nhận rằng những kẻ nổ súng ở San Bernardino là những tín đồ Hồi giáo đã bị cực đoan hóa trong “một thời gian khá lâu”. Việc thừa nhận như vậy cho thấy khó mà khám phá ra những kẻ khủng bố tiềm năng, những người thường không xuất hiện nổi bật. Việc FBI thừa nhận như thế cũng cho thấy những hậu quả gây chết người có thể xảy ra khi việc xác định nhận dạng đến quá trễ.

Cặp vợ chồng này đã sống lặng lẽ trong một ngôi nhà hai phòng ngủ, với đứa con gái 6 tháng tuổi và mẹ của Farook. Hai vợ chồng không bị các cơ quan thực thi công lực chú ý, trước khi họ mặc quần áo màu đen, đeo mặt nạ, và xông vào bữa liên hoan hàng năm của các đồng nghiệp của Farook tại sở y tế quận hạt, và nổ súng bắn loạn xạ. Họ giết chết 14 người và làm bị thương 21 người hôm thứ Tư tuần qua, trước khi chết trong một cuộc đọ súng với cảnh sát, cách chừng bốn giờ sau đó.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT