Thế Giới

Kenya tổ chức thiêu hủy ngà voi lớn nhất thế giới, vì người Trung Hoa

Saturday, 30/04/2016 - 10:50:52

Trên khắp vùng Phi Châu cận-Sahara, các chuyên viên bảo tồn đã chấp nhận những nỗ lực càng ngày càng tối tân nhằm chống nạn săn trộm: những chiếc máy bay thám thính không người lái, các nhóm bảo vệ có võ trang, những chiếc đai đeo nơi cổ voi có gắn thiết bị định vị bằng vệ tinh GPS. Thiết bị này sẽ phát đi một tín hiệu khi một con voi bất động, một dấu hiệu cho thấy nó có thể gặp rắc rối.

Một quân nhân thuộc lực lượng bảo vệ thú hoang đang canh gác những tấn ngà đang được đốt tại Kenya ngày thứ Bảy. (Getty Images)

NAIROBI – Các viên chức thuộc cơ quan động vật hoang dã Kenya đã châm lửa đốt cháy hơn 105 tấn ngà voi và sừng tê giác. Vụ thiêu hủy này là nhằm đối phó trước mối đe dọa ngày càng gia tăng của nạn săn trộm thú hoang tại Phi Châu.

Thị trường ngà ở nhiều vùng Á Châu, đặc biệt tại Trung Quốc, vẫn hoạt động mạnh mẽ trong những năm gần đây, thúc đẩy những tay săn lén ở Phi Châu cận-Sahara giết chết một số lượng rất lớn trong các loài động vật dễ bị tổn thương. Cuộc đốt ngà voi này là nhằm lên án thị trường đang phát triển nhanh ấy. Theo một số ước tính, số lượng ngà voi bị thiêu hủy tại Nairobi vào hôm thứ Bảy có trị giá lên tới hơn $150 triệu Mỹ kim.
“Kenya muốn nói cho thế giới biết rằng, đối với chúng tôi ngà không có giá trị chi hết, trừ khi ngà còn nằm trên những con voi,” Tổng Thống Uhuru Kenyatta của Kenya tuyên bố, trước khi châm lửa vào giàn thiêu. Những chiếc ngà này phát xuất từ khoảng 8,000 con voi bị giết bất hợp pháp.

Từ năm 2010 cho tới năm 2012, những kẻ săn trộm đã giết chết hơn 100,000 con voi Phi Châu, theo cuộc nghiên cứu của một nhóm do George Wittemyer cầm đầu, thuộc viện đại học Colorado State University, cho biết. Đây là một mức độ hủy diệt dồn các loài động vật vào con đường tuyệt chủng.

Các giới chức động vật hoang dã Kenya nói rằng họ hy vọng sự chú ý, mà vụ đốt ngà này nhận được, sẽ gây kinh ngạc cho những người có thể tiêu thụ ngà voi ở Trung Quốc. Những người này có thể không hiểu những hậu quả mà nhu cầu của họ gây ra trên số lượng voi khắp thế giới.

“Khi Kenya thiêu hủy số lượng ngà voi trị giá $100 triệu, thì những người ấy sẽ thốt lên, Họ làm cái quái gì vậy? Vụ đốt ngà sẽ giúp mở mắt họ ra để nhìn thấy những gì đang thực sự xảy ra,” ông Richard Leakey, một viên chức cao cấp của cơ quan đặc trách động vật hoang dã Kenya, nói với tạp chí khoa học Scientific American.
Kenya dự định sẽ vận động cho một lệnh cấm bán ngà voi trên toàn thế giới, trong cuộc Hội Nghị Quốc Tế Về Việc Buôn Bán Các Loài Động Vật Và Thực Vật Hoang Dã Lâm Nguy (CITES), tại Nam Phi vào cuối năm nay, theo thông tấn xã Reuters đưa tin.

Trên khắp vùng Phi Châu cận-Sahara, các chuyên viên bảo tồn đã chấp nhận những nỗ lực càng ngày càng tối tân nhằm chống nạn săn trộm: những chiếc máy bay thám thính không người lái, các nhóm bảo vệ có võ trang, những chiếc đai đeo nơi cổ voi có gắn thiết bị định vị bằng vệ tinh GPS. Thiết bị này sẽ phát đi một tín hiệu khi một con voi bất động, một dấu hiệu cho thấy nó có thể gặp rắc rối.

Nhưng theo các chuyên gia cho biết, một trong những lý do chính yếu, khiến cho nạn săn trộm vẫn cứ tiếp tục, là những kẻ săn trộm ít khi bị buộc phải chịu trách nhiệm. Trong số những người bị bắt, chỉ có 10 phần trăm đã bị truy tố, theo tổ chứa phi lợi nhuận WildlifeDirect ở Nairobi cho biết. Nhiều thủ tục tố tụng của tòa án bị thao túng bởi nạn tham nhũng, và các nghi can thường có thể đưa tiền hối lộ để khỏi bị giam tù.

Ở Kenya là nơi mà ngành du lịch chiếm hơn 10 phần trăm trong nền kinh tế quốc gia, phần là do số lượng du khách đến xem các loài động vật hoang dã của nước này. Tại đây, các giới chức đang tìm cách đưa ra một lập luận kinh tế để bảo vệ các loài động vật hoang dã của đất nước. Những con voi đang sống là một nguồn thu nhập quan trọng, theo các chuyên viên bảo tồn ở đây cho biết. Trong một đời sống trọn vẹn, một con voi tạo ra gấp 76 lần, trong mức thu nhập của ngành du lịch, nhiều hơn hơn mức mà ngà của nó tạo ra trên thị trường Á Châu. David Sheldrick Wildlife Trust, một nhóm cứu voi ở Nairobi, cho biết như vậy.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT