Thế Giới

Làn sóng phẫn nộ từ Anh lan qua Đức, Pháp và khắp Âu Châu

Friday, 24/06/2016 - 10:57:37

Trong cuộc bỏ phiếu hôm thứ Năm, dân Anh chọn rời khỏi liên minh 28 quốc gia Âu Châu. Cuộc bỏ phiếu lịch sử này gây chấn động bất ngờ trên khắp lục địa.

Với nét mặt đầy ưu tư, nữ Thủ Tướng Đức Angela Merkel đến buổi họp báo sau khi họp với các nhóm trong quốc hội và các bộ trưởng, để thảo luận về hậu quả của sự việc Anh quyết định rời EU. (John Macdougall/ Getty Images)


Một cảm giác hoảng loạn và sửng sốt đã lan rộng từ Anh qua các quốc gia trong lục địa Âu Châu hôm thứ Sáu, sau khi đa số người Anh chọn tách ra khỏi Liên Hiệp Âu Châu (EU). Quyết định gây kinh ngạc này đã xảy ra bất kể những bất ổn kinh tế có thể xảy ra và gieo nghi ngờ về tương lai của khối liên hiệp. Dưới những hình thức khác nhau, EU là một thành lũy của hòa bình và thịnh vượng tại Tây Âu trong sáu chục năm qua.

Anh Quốc là nền kinh tế lớn đứng hàng thứ hai của EU, và là nước ủng hộ một cách hăng hái nhất cho nền thương mại tự do. Việc nước Anh sắp sửa rời khỏi EU gây bất ngờ cho các nhà lãnh đạo Âu Châu và các thị trường tài chánh toàn cầu, trong lúc nhiều người hiển nhiên dự đoán sai lầm rằng người Anh sẽ bỏ phiếu ở lại trong khối thương mại này.

Trong một bài diễn văn tại Brussels, ông Donald Tusk, một cựu thủ tướng Ba Lan và là chủ tịch Hội Đồng Âu Châu dẫn đầu 28 thành viên EU, nói, “Không có cách nào để dự đoán những hậu quả của sự kiện này, đặc biệt là cho Anh Quốc. Đây là một khoảnh khắc lịch sử, nhưng không phải là một lúc để hoảng loạn. Chúng tôi nhất quyết giữ sự đoàn kết của 27 nước chúng tôi.”

Những cuộc thăm dò ý kiến ở các nước EU khác, như Hòa Lan và Đan Mạch, cũng cho thấy những tỷ lệ đa số ủng hộ việc rời khỏi EU. Cuộc biểu quyết của Anh đã kích động các phong trào cực hữu và chống EU tại Pháp và Đức. Hai cường quốc cuối cùng còn lại của EU này sẽ có những cuộc bầu cử quốc gia vào năm 2017, vì thái độ chống chính phủ đang gia tăng.

Trong cuộc bỏ phiếu hôm thứ Năm, dân Anh chọn rời khỏi liên minh 28 quốc gia Âu Châu. Cuộc bỏ phiếu lịch sử này gây chấn động bất ngờ trên khắp lục địa.

Người ta lo ngại sẽ có sự lan truyền tương tự như cuộc khủng hoảng trong ngành ngân hàng từng xảy ra trong năm 2008, nợ công, và khu vực đồng euro, lan ra khắp cả EU, làm tê liệt sự phát triển kinh tế, và đẩy tỷ lệ thất nghiệp lên mức cao. Hiện tượng lây lan ấy bây giờ có thể xói mòn phần nào sức gắn bó chặt chẽ về chính trị và niềm tin tưởng của khối thương mại tự do lớn nhất thế giới này, một khối quốc gia đang có 508 triệu cư dân.

Trên mạng Twitter, bà J.K. Rowlings, một người Tô Cách Lan và tác giả của bộ sách “Harry Potter”, nói, “Bây giờ Tô Cách Lan sẽ tìm sự độc lập. Di sản của (thủ tướng) Cameron sẽ phá vỡ hai liên hiệp mà không thật sự cần thiết.” Ý bà muốn nói là liên hiệp giữa Anh với Âu Châu và trong nội bộ Vương Quốc Anh
Ngoài ra, hôm thứ Sáu, ngoại trưởng Tây Ban Nha Jose Manuel Garcia Margallo khơi lại một cuộc chiến đã có từ 300 năm với nước Anh, bằng cách nói rằng Gibraltar phải được trả lại cho Tây Ban Nha. Gilbraltar là một vùng lãnh thổ của Anh Quốc rộng 2.5 dặm vuông, ở phía nam của Tây Ban Nha với 30.000 cư dân. Ông nói với đài phát thanh Tây Ban Nha, “Lá cờ Tây Ban Nha hiện nay đến gần thời điểm tung bay trên Gibraltar.”
Tại Hòa Lan, lãnh tụ chống di dân Geert Wilders, người đang tìm cách trở thành thủ tướng kế tiếp của nước này, kêu gọi tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về tư cách thành viên EU của nước ông “càng nhanh càng tốt.” Ông Wilders là người dẫn đầu trong các thăm dò ý kiến trước kỳ tổng tuyển cử kế tiếp trong tháng Ba năm tới. Ông nói rằng nếu ông được bầu làm thủ tướng, thì ông sẽ hỏi các cử tri Hòa Lan rằng họ có muốn ở lại trong EU hay không. Một cuộc thăm dò dư luận trong tuần qua cho thấy 54% ủng hộ việc Hòa Lan rời khỏi khối liên hiệp này.

Ông Wilders nói, “Chúng tôi muốn đảm trách đất nước chúng tôi, tiền bạc của chúng tôi, biên giới của chúng tôi, và chính sách nhập cư của chúng tôi.”

Các nhà lãnh đạo của Đức và Pháp, hai nước quan trọng nhất của EU cùng với Anh, đã tỏ phản ứng với cuộc biểu quyết ấy bằng thái độ im lặng bị chấn động lúc đầu. Sáu đó, Thủ Tướng Đức Angela Merkel và Tổng Thống Pháp Francois Hollande loan báo những kế hoạch tổ chức một cuộc họp khẩn cấp tại Berlin vào ngày thứ hai, cùng với Thủ tướng Matteo Renzo của nước Ý. Trước đó ông đã báo động về “những hậu quả vô cùng nghiêm trọng” của việc nước Anh tách khỏi EU.

“Không có cách nào để đặt giải thích một cách tích cực về vụ này. Hôm nay là một trở ngại cho Âu Châu.” Bà Merkel nói như vậy ở Berlin, thúc giục lục địa này giữ thái độ thận trọng,và phân tích tình hình một cách bình tĩnh. Bà nói, “EU đủ vững mạnh để tìm ra những câu trả lời đúng.”

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT