Hoa Kỳ

Mặt đất bị hâm nóng với tốc độ kỷ lục

Hoài Mỹ/Viễn Đông Friday, 08/03/2013 - 08:38:00

Chúng ta thường đón nghe những thông tin dự báo thời tiết vừa để chuẩn bị cách thức ăn mặc sao cho thích hợp, vừa để hoạch định các công việc cần thiết chẳng những trong ngày mà có thể trước cả một tuần lễ, chẳng hạn các cuộc đi chơi xa, các buổi sinh hoạt ngoài trời hay công việc xây cất, trồng trọt...

WASINGTON - Chúng ta, con người, rất bận tâm đến nhiệt độ bao quanh chúng ta. Chẳng thế mà chúng ta vẫn liên tục đo lường nhiệt độ ở bên ngoài lẫn trong nhà. Chúng ta thường đón nghe những thông tin dự báo thời tiết vừa để chuẩn bị cách thức ăn mặc sao cho thích hợp, vừa để hoạch định các công việc cần thiết chẳng những trong ngày mà có thể trước cả một tuần lễ, chẳng hạn các cuộc đi chơi xa, các buổi sinh hoạt ngoài trời hay công việc xây cất, trồng trọt...

Nhiệt độ của mặt đất luôn luôn ảnh hưởng một cách rất trực tiếp đến chúng ta và các sinh vật khác.
Khi các nhà khảo cứu cách nay nhiều thập niên đã bắt đầu cảnh báo rằng chính chúng ta đang thay đổi khí hậu của chúng ta thì điều này đã nhanh chóng được diễn tả đó là hiện tượng “hâm nóng địa cầu” và con số đo lường lớn lao đã ám chỉ về những sự thay đổi trong nhiệt độ của bề mặt trái đất.
Do các hệ quả của những sự thay đối ấy, nhiệt độ địa cầu hiện nay - mà chúng ta hiện hứng chịu - đã lên đến mức độ cao nhất tính kể từ trên 4,000 năm nay. Theo các nhà khảo cứu, nhiệt độ này vẫn còn tiếp tục leo thang nữa.
Một nhóm khảo cứu gia đã tái dựng nhiệt độ địa cầu trở lại thời gian 11.300 năm trước và họ đã khám phá ra là khí hậu chưa bao giờ thay đổi nhanh hơn so với thế kỷ vừa qua.

Biên giới sức nóng bị phá hủy
Mặc dù vào mùa Đông và mùa Hè xem ra gần giống nhau trong hiện tại cũng như cách nay 20 năm, thế nhưng nhiệt độ địa cầu thật sự đã hiện hữu trong sự thay đổi kỷ lục qua việc đối chiếu trong sử học.
Các nhà khảo cứu gần đây đã phổ biến trên thời báo Science kết quả một cuộc điều nghiên mới, cho biết vào năm 2100 nhiệt độ địa cầu có thể đạt đến mức độ vốn chưa bao giờ xẩy ra nếu việc sa thải chất CO2 (carbon dioxide) vẫn tiếp tục gia tăng. Giáo Sư Jeremy Shakun thuộc Harvard Univesity và cũng là đồng tác giả công cuộc nghiên cứu kể trên, phát biểu: “Chúng ta đang trên đường tiến đến một nơi vốn thật xa với những gì chúng ta đã từng trải qua trong 10,000 năm vừa rồi. Trong đầu óc tôi, chúng ta đang trên đường đến một hành tinh khác với hành tinh mà chúng ta đã quen thuộc”.

Sự thay đổi nhiệt độ bi đát
Các nhà khảo cứu đã khám phá ra là giai đoạn nóng này xẩy ra sau khi thời kỳ băng đá chấm dứt cách nay 5,000 năm. Khi đó trái đất trong thực tế đã khởi sự trở nên lạnh hơn. Giai đoạn này gọi là Holocen vốn là kỷ nguyên sau cùng, đồng thời tạo nên một tân kỷ nguyên của trái đất.
Tình trạng “trở nên lạnh hơn” của địa cầu vừa nói ở trên đã rẽ sang một khúc quanh bi đát và đột ngột. Bởi vậy nhiệt độ địa cầu đã khởi sự leo thang một cách khốc liệt từ thời điểm cách nay một thế kỷ. Theo các nhà khảo cứu, sự gia tăng nhiệt độ này đã đạt tới mức độ vốn chưa bao giờ được ghi nhận trong nhiều nghìn năm.
Giáo Sư Shaun Marcott thuộc Oregon State University ở Corvalis và là người điều hành công cuộc nghiên cứu nói trên, tuyên bố: “Nay chúng ta biết là nhiệt độ hiện nóng hơn hầu hết giai đoạn của 11,300 năm trước đây. Sự kiện này tạo nên một sự quan tâm lớn lao, bởi vì Holocen bao gồm toàn thời kỳ của nền văn minh nhân loại”.
Ông Candance Major, Giám Đốc của US National Science Foundation, cơ quan tài trợ cho công cuộc nghiên cứu, trình bày bổ túc: “Việc nghiên cứu này cho biết là chúng ta đang trải qua gần như cùng những sự khác biệt nhiệt độ kể từ mức khởi đầu của cuộc cách mạng kỹ nghệ đối chiếu với 11.000 năm vừa qua trong lịch sử của trái đất. Thế nhưng, sự thay đổi gần đây đã diễn ra nhanh hơn nhiều”.

Sự hâm nóng địa cầu làm khô trái đất
Các thời kỳ ấm trước kia trên trái đất đã mang theo hệ quả gia tăng mưa và tuyết rơi. Thế nhưng, các nhà nghiên cứu khí hậu cho rằng kết quả có thể trái ngược khi nguyên nhân là những thứ sa thải do con người gây ra.
Trong Nature, một tạp chí giầu uy tín, các khảo cứu gia này viết là họ đã tìm thấy những bằng chứng về hệ quả hâm nóng địa cầu do con người gây nên vốn có tác dụng khác đối với mưa và tuyết rơi hơn là tình trạng hâm nóng do sự gia tăng tia mặt trời. Tình trạng hâm nóng do con người gây ra có thể mang lại hệ quả nhiều mưa và tuyết rơi nhiều hơn trong tương lai.
Đã ấm hơn: Sự kiện trên trái ngược với kinh nghiệm của giai đoạn ấm vào thời trung cồ, từ năm 1000 đến năm 1250. Lần đó trái đất ấm hơn ngày nay, nhưng cũng ẩm ướt hơn. Các khảo cứu gia về khí hậu từ lâu đã cố gắng để thấu hiểu sự kiện kể trên là mâu thuẫn, nhưng nay đã có một giải đáp thích hợp: Theo kết quả các cuộc phân tích mới, những vật sa thải từ khí nhà kính vẫn đưa đến sự hâm nóng ở các phần khí quyển hơn là sự hâm nóng bởi nguyên nhân gia tăng tia sáng mặt trời (nắng) .
Theo các nhà khảo cứu, sự gia tăng tập trung khí nhà kính đưa đến một sự đồng đều về những sự khác biệt nhiệt độ giữa các tầng lớp dị biệt trong bầu khí quyển. Điều này gây nên một bầu không khí ổn định hơn; một hệ quả làm giảm bớt tình trạng mưa và tuyết rơi.
Khô: Giáo Sư Bin Wang tại University of Hawaii đồng thời cũng còn là một trong những nhà khảo cứu vốn đã đứng sau cuộc nghiên cứu, ông quả quyết rằng “sự giảm bớt mưa và tuyết rơi có nghĩa là sự gia tăng trung bình mối nguy cơ về tình trạng khô”.
Các khảo cứu gia này còn nhấn mạnh rằng họ muốn nói về một mức trung bình tổng quát và là hiện tượng hâm nóng này vẫn có thể tiếp tục mang lại sự gia tăng mưa và tuyết rơi ở cấp địa phương.

Băng tuyết tan nhanh hơn dự đoán
Diện tích của khối băng ở Bắc Cực vào giữa tháng 9 năm ngoái rộng 3.4 triệu cây số vuông, giảm bớt 18 phần trăm tỷ lệ 4.2 triệu cây số vuông vốn được đo vào năm 2007. Các con số này do National Snow and Ice Data Center ở Colorado cung cấp.
Nóng kỷ lục: Băng ở Bắc Cực tan vào mùa Hè và trở nên lớn hơn vào mùa Đông. Thế nhưng, các mô hình khí hậu đã giúp người ta dự đoán băng dĩ nhiên sẽ tan, nhưng hiện nay người ta ghi nhận được là các khối băng đã tan nhanh hơn là dự đoán. Hơn nữa, bề dày của băng cũng thay đổi, nghĩa là giảm bớt.
2011 đã không phải là một năm kỷ lục về những nhiệt độ cao nhưng đã đạt kỷ lục nóng ở Hoa Kỳ. Hiện tượng băng tan nhanh vào mùa Hè đã gia tăng trong những năm vừa qua. Ngoài giông bão dữ dội, tình trạng băng tan cũng bởi nguyên nhân tình trạng địa cầu bị hâm nóng.
Nhiều cuộc nghiên cứu trước đây đã cho thấy là những sự thay đổi ở Bắc Cực là do nguyên nhân của những sự thay đổi khí hậu trên khắp địa cầu này.
Như một bồn tắm: Vào tháng 6 năm ngoái, các nhà khảo cứu thuộc cơ quan NASA Hoa Kỳ đã giải thích băng ở Geenland vào mùa Hè vẫn thu nhỏ lại ở mức kỷ lục so với mức của năm trước. Một chuyên gia khí hậu đã giải thích sự hâm nóng địa cầu giống như một bồn tắm vốn được cung cấp cùng khối lượng nước, thế nhưng vẫn chỉ được thường xuyên ít các chỗ thoát nước (ý chỉ lượng nước biển vẫn đều đặn gia tăng).
Theo các khảo cứu gia, con người vẫn gây ảnh hưởng đến khí hậu khiến nhiệt độ ở địa cầu này đã trở nên cao hơn, gây cho khối băng không ngừng tan nhanh.

Mực nước biển dâng cao
Một bản phúc trình mới xác quyết là mực nước biển đã dâng cao 11 milimet trong 20 năm qua. Kể từ năm 1998, gần 30 cuộc nghiên cứu về hiện tượng băng tan ở Bắc Cực và vùng biển Greenland đã được thực hiện. Kết quả cho biết tổng quát từ 2 milimet dâng lên thì chỉ 0.4 milimet giảm xuống.
Ngoài ra, tạp chí Science cũng công bố một bản báo cáo mới khác; theo đó các bức hình chụp từ các vệ tinh nhân tạo khác nhau trong 20 năm vừa qua đã được đối chiếu. Cả thảy 47 nhà khảo cứu đã tham gia cuộc điều nghiên này; họ kết luận là biển đã dâng mực nước lên 0.95 milimet trong năm 2012 so với 0.27 milimet vào năm 1990.
Ở Greenland, hiện giờ băng tan nhanh gấp 5 lần so với tốc độ cách nay 20 năm. Thêm vào đó, bản báo cáo còn cho biết là băng ở Bắc Cực ngày nay cũng tan, nhưng không nhanh bằng tốc độ mà các bản báo cáo trước đây đã ước chừng.
Andrew Sheped, người điều khiển việc nghiên cứu, giải thích: “Chúng tôi có thể xác định chắc chắn là băng ở Bắc Cực và ở vùng biển Greenland đều tan, và chúng tôi cũng đã cảnh báo rằng ở một vài vùng người ta nên quan tâm lo lắng tới. Ở nhiều nơi trên Bắc Cực, băng vẫn không cư xử theo một phương cách tự nhiên, nghĩa là nó không ổn định và mỗi năm một tan nhanh hơn. Ở Greenland, sự kiện diễn ra ở mức độ lớn lao hơn nữa”.
Các nhà nghiên cứu độc lập cũng đã tỏ ra đồng thuận với bản báo cáo mới kể trên. Điển hình là Giáo Sư Richard Alley thuộc trường Penn State University đã phát biểu: “Đây là một dự án mà người ta đã hoàn thành được. Những kết quả sẽ dẫn đến một sự nhận thức tốt đẹp hơn về mực độ biển cả vốn tùy thuộc ra sao vào những quyết định của con người đồng thời ảnh hưởng thế nào đối với nhiệt độ địa cầu”.
Sau hết, các khảo cứu gia đã nhấn mạnh rằng bản phúc trình này là một hình ảnh về những sự biến chuyển trong 20 năm vừa qua, nhưng không thể dự đoán về tất cả những gì vốn sẽ xẩy ra trong tương lai. (HM)

 

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT