Chuyện Nước Pháp

Một buổi diễn ở rạp kịch Auguste với các nghệ sĩ gốc Việt

Wednesday, 06/05/2015 - 07:56:30

Rạp kịch nhỏ nằm trong quận Paris thứ 11, tên là Auguste (tên cũ là Comedia) trong khu nghệ sĩ và các nhà thủ công nghệ sống gần nhau. Con đường nhỏ không lối ra Lamier lát đá quý xưa cổ an tịnh và thanh bình trong bóng mát cây xanh và các tầng lầu cao đối diện tỏa xuống.

Nguyễn Thị Ngọc Diễm


Thủ đô ánh sáng Paris của nước Pháp có rất nhiều tòa cao ốc. Chúng được phân loại làm 3 thứ: những tua cao trên 100 mét thuộc loại cao nhất (có khoảng 20 cái), thứ nhì từ 90 đến 100 mét và thứ ba là dưới 90 mét. Những hình tượng như thápÉp Phen thì không kể, chỉ kể cao ốc chọc trời được dùng làm văn phòng hay nhàở cho dân chúng.Đối với dân nhập cư Châu Á thì khu Paris 13 có dãy cao ốc xếp hàng in hình trên nền trời rộng mênh mông gây ấn tượng mạnh thuộc khu phố Tàu gồm 15 tua cao hơn 100 mét dành cho người cư ngụ. Họ khôngđược quyền mở cửa hàng buôn bán trong khu vực này.


Rạp kịch nhỏ nằm trong quận Paris thứ 11, tên là Auguste (tên cũ là Comedia) trong khu nghệ sĩ và các nhà thủ công nghệ sống gần nhau. Con đường nhỏ không lối ra Lamier lát đá quý xưa cổ an tịnh và thanh bình trong bóng mát cây xanh và các tầng lầu cao đối diện tỏa xuống. Nơi vài khung cửa sổ phía trên nếu ngóc cổ lên nhìn thấy loáng thoáng mấy thứ quầnáo phơi cho khô vì có gió nhẹ và tíánh sáng tuy trời lạnh.
Đây là khu cao ốc trung bình khoảng từ 30 đến 50 mét chiều cao, nó rất gần với nghĩa trang danh tiếng Père Lachaise và một trung tâm văn hóa khác. Chúng tôi nhận thấy có rất nhiều cửa tiệm lớn bán các vòng hoa phúngđiếu chung quanh các đại lộđưa vào lối nhỏ của rạp. Trước cửa nghĩa trang xe cộ qua lại tấp nập và người bộ hànhđôngđúc viếng thăm vào ra luôn luôn. Cây cối xanh tươi do đại thụ cổ xưa thân lớn tỏa bóng mát với tàng lá rậm rạp. Mấy khungđúc bằngđá dựng thành cửa mộ nhô lên cao.
Tờ báo Le Parisien trân trọng giới thiệu và ghi rõ các chương trình giải trí thường xuyên diễn ra tại đây, vở ca vũ kịch bỏ túi chúng tôi đi xem được cho biết là rất thành công năm rồi. Năm nay ban tổ chức cho diễn lại, với sự góp mặt của một nữ nghệ sĩ Pháp gốc Việt, một cô gốc Nam Hàn và một chàng trẻ lai Việt-Pháp. Kịch bản do đạo diễn Lý Cường Stéphane dàn dựng. Rạp chứađược tốiđa 100 chỗ ngồi nhưng lịch sử nó khá huy hoàng doông chủ đầu tiên tạo dựng vốn là một tài tử xi nê ma kiêm giáo sư dạy kịch (art dramatique) Pháp. Tạiđây, người mộđiệu có thể thưởng thức các vở kịch nói, buổi biểu diễn của một danh hài (kiểu như Phi Thoàn ngày xưa), các màn trình diễn ca vũ nhạc kịch mang tên "comédie musicale" có nguồn gốc do người Mỹ sáng chế bắt đầu thế kỷ thứ 19 (từ bỏ túi tới lớn lao, vĩ đại nơi các hý viện khổng lồ), các buổi ca nhạc thường lệ, đôi khi là cả một mùa diễn dành cho xi nê hay kịch hoặc dân ca, múa, hát ... (festival contemporain). Từ năm 2011 đến nay, đã diễn ra nhiều chương trình xôm tụ trong một không khí ấm cúng và hòa đồng được khán thính giả yêu chuộng như Born to be in live (chủ đề nói về các tân kỹ nghệ và thế hệ số gây nghiện trên máy tính rất hài hước và thông minh), Edges (vở ca vũ nhạc của Broadway, sáng tác năm 2005 bởi 2 cậu nhóc người Mỹ ở tiểu bang Michigan mới 19 tuổi nay đã thành thế giới hóa, diễn đi diễn lại cả trăm lần tại Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Á, Châu Phi) được diễn lần đầu tại đây cũng do Stéphane Lý Cường làm đạo diễn năm 2013. Trong số các danh nhân tài tử đã trình diễn tại đây có cô cháu gái của nam tài tử gạo cội Depardieu - Delphine - chuyên đóng với nữ tài tử Catherine Deneuve mà chúng ta còn nhớ qua phim Indochine nói về Việt Nam xưa kia do cô Phạm Linh Đan giữ vai chính.
Khán giả ngồi chật rạp vàđúng giờ, một nhân viên bước vào chào và nói mấy lời giới thiệu xong rồi làđóng cửa lại. Trướcđó mấy giây vẫn còn vài mốngđến trễ cuối cùng: một ngày chủ nhậtđông khách !
Sân khấu mờ dầnđi rồi sáng bừng lên, mọi người nhìn thấy nữ nhạc sĩ dương cầm Trà Mi Nguyễn. Cô đang ngồi tư lự, đeo kính, tóc bới cao lên đỉnh đầu trông thật dễ thương và xinh xắn. Từ từ, cô đưa đôi bàn tay lên dạo phím đàn. Âm thanh thật ấm áp tuôn ra như dòng suối nhẹ trôi trong căn phòng lớn mà cỡ nhỏ đầy ngườiđang ngồi yên lặng theo dõi.Ồ! Câyđàn kỳ diệu, khúc nhạcêmái,điệu nhạc khoan thai. Có một lúc duy nhất, Trà Mi khoát tay một cái là dàn phím nằm chi chít vút lên một chuỗi âm thanh liên tục từ cao xuống thấp chúng ta hay ngheđể chấm dứt khúc nhạc rất nghề nghiệp, rất hiện đại! Dân chúng chờ đợi ngay điều gì đó sẽ xảy ra; thế là cô gái trẻ gốc Nam Hàn Clotilde, con gái nuôi của cha mẹ Pháp (ông bà cũng đến tham dự) bước ra và bắt đầu diễn vai chính. Một lúc sau, có chàng trai trẻ ôm đàn ghi ta ra sân khấu với vai trò em trai của cô Yvonne Nguyễn. Họ vừađàn, vừa hát với tiếng dương cầm réo rắtđệm theo. Không cần micro gì cả mà chúng tôi nghe rất rõ, rất ấm, rất hay. Tiếng ghi ta rộn ràng, tiếng hát thanh thanh của cô gái, tiếng trầm trầm của chàng trai bảnh bao Tanguy Duran (lai Việt Pháp, nhưng trông anh có vẻ Á Châu hoàn toàn) hòa với tiếng dương cầm làm nền chính nổi bật sắc màu tông khi thứ khi trưởng làm khán giả say mê theo dõi. Cô gái ngừng hát, chàng trai ngừng đàn. Tiếng piano cũng im bặt. Cô đến gần khán giả và kể chuyện đời tư với bà mẹ ngồi bên phím đàn (chúng tôi mới hiểu ra Trà Mi đóng thêm vai bà mẹ già nên bới tóc cao lên và đeo cặp kính viễn thị, nào ngờ trông cô bé càng thêm trẻ trung và rất là... đẹp lão !).
Đại khái, và cũngđúng với thực tế bên Pháp (hay bên Mỹ) là cácđấng phụ huynh Việt kiều thường hay khuyến khích hoặc bắtép con mình khi lênđại học là sẽ ra trường thành bác sĩ, kỹ sư, dược sĩ, nha sĩ hay ít ra cũng là giáo sư gì đó. Họ không thích con cái theo con đường nghệ thuật hay ca hát, trình diễn; theo làm một nghề nào khác kể cả làm chính trị lại càng hiếm hoi hầu như không có. Đáp lại khát vọng của cha mẹ, không làm được những nghề cao cấp trong bậc thang xã hội này thì mong cho con thay thế mình lãnh trách nhiệm hay đem lại lợi tức cao tốt đẹp: bọn nhỏ đa số đều thành công hầu hết! Bác sĩ Pháp gốc Việt Nam có nhiều bên Tây cũng như dược sĩ, kỹ sư, giáo sư. Đến đỗi người Pháp phục lăn và họ tìm hiểu truyền thống gia đình Việt. Vở kịch có phần ý nhị muốn trêu ghẹo tính cách ham hố nấc thang xã hội cao cấp của bố mẹ bất chấp con cái có khả năng hay không hoặc chúng nó nào thích mà vẫn phải làm vừa lòng cha mẹ để mất mấy năm học hoặc cả đời hành nghề do cha mẹ chọn giùm ... Vì thế có nhiều người viết văn, vẽ tranh, làm báo, làm thơ, đi hát nhà thờ hay trong ca đoàn bên cạnh nghề chính giúp họ sống thong dong với thực tế cụ thể. Tên gọi các nghề phụ đó là “hobby”.
Ảnh kèm : Vở ca vũ nhạc kịchđầu tiên trên thế giới do nghệ sĩ Mỹ sáng tác bắt nguồn từ Đức ("Hắc tặc").
Ntnd

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT