Thế Giới

Nhật: Người Okinawa muốn đuổi lính Mỹ

Monday, 20/06/2016 - 10:16:06

Thị Trưởng Okinawa Taneshi Onaga nhắc lại sự kiện này hôm Chủ Nhật, khi ông nói với đám đông, “Chúng ta đã thề sẽ không cho sự kiện tương tự tái diễn, tôi không thể ngăn chận biến cố bi thảm vì không sao thay đổi được hệ thống chính trị, đây là nỗi tiếc nuối to lớn nhất của tôi.”

Khoảng 65,000 người dân Okinawa đã rầm rộ xuống đường và yêu cầu quân đội Mỹ đang trú đóng trên lãnh thổ Nhật phải rút đi, sau khi xảy ra vụ một cựu quân nhân Mỹ cưỡng hiếp và giết chết một phụ nữ Nhật ở thành phố này. Họ đòi các viên chức Nhật phải xem xét lại thỏa ước an ninh Nhật-Mỹ vốn cho phép các căn cứ quân sự Mỹ tiếp tục có mặt trên đất Nhật.
Vụ sát nhân xảy ra trong tháng 5 và thủ phạm là một nhà hợp đồng quân sự bị bắt không lâu sau đó, nhưng cho đến nay nghi phạm này vẫn chưa bị truy tố tội đã giết chết cô gái Nhật. Vào năm 1995, có ba quân nhân Mỹ cũng đã cưỡng hiếp tập thể một cô gái Nhật. Thị Trưởng Okinawa Taneshi Onaga nhắc lại sự kiện này hôm Chủ Nhật, khi ông nói với đám đông, “Chúng ta đã thề sẽ không cho sự kiện tương tự tái diễn, tôi không thể ngăn chận biến cố bi thảm vì không sao thay đổi được hệ thống chính trị, đây là nỗi tiếc nuối to lớn nhất của tôi.”

Nam Hàn: Tăng cường an ninh vì nhóm IS
Chính phủ loan báo sẽ tăng cường hệ thống an ninh phòng chống các vụ tấn công khủng bố xảy ra, sau khi một nhóm tin tặc của IS cho loan tải tin là một số căn cứ không quân của quân đội Hoa kỳ và cả thường dân Nam Hàn nằm trong đối tượng sẽ bị tấn công khủng bố trong thời gian tới. Đại diện quân đội Mỹ trú đóng ở Nam Hàn cho báo chí hay mức độ báo động trong các căn cứ này vẫn giữ nguyên không tăng thêm, nhưng cho hay “quân đội Mỹ sẵn sàng ứng phó với mọi đe dọa tức thời.”
Báo động gia tăng hôm cuối tuần khi cơ quan tình báo Nam Hàn cho hay IS đã tiết lộ danh sách 77 căn cứ của quân đội Mỹ và NATO ở Nam Hàn, kể cả căn cứ không quân ở Osan và Kunsan là những mục tiêu tấn công. Các nhân viên Nam Hàn thuộc một cơ quan lo về phúc lợi xã hội cũng nằm trong dách sách bị tấn công. Tin tức này làm nhiều người ở Nam Hàn lo lắng vì giờ đây không những chỉ có Bắc Hàn là đe dọa an ninh của họ, mà còn có IS và những tổ chức Hồi giáo quá khích khác.

Ba quốc gia hợp tác chống lại Abu Sayyaf
Phi Luật Tân, Mã Lai Á và Nam Dương đã đồng ý cần phải hợp tác chống lại hoạt động của nhóm quá khích Hồi giáo Abu Sayyaf trong vùng. Nhóm Abu Sayyaf và nhiều tổ chức bạo động khác đang gây lo ngại vì thường xuyên tổ chức bắt cóc xuyên biên giới để đòi tiền chuộc và hay tấn công tàu thuyền của các quốc gia này trong khu vực.
Bộ Trưởng Quốc Phòng Phi Luật Tân Voltaire Gazmin trong lúc gặp gỡ và bàn thảo với các đối tác Nam Dương và Mã Lai Á cho hay chưa có văn kiện chính thức được ký kết vì còn phải chờ tân chính phủ của TT Rodrigo Duterte chính thức nhậm chức vào cuối tháng 6.
Người sẽ thay thế ông Gazmin trong vị trí Bộ Trưởng Quốc Phòng trong tân chính phủ Manila là tướng Delfin Lorenzana, cũng có mặt trong các cuộc hội luận. Trước đó Nam Dương tổ chức cuộc gặp gỡ giữa ba ngoại trưởng cũng về chuyện này.
Từ tháng Ba đến nay, nhóm Abu Sayyaf đã tấn công ba chiếc tàu và bắt giữ 18 nhân viên là người Mã Lai Á và Nam Dương.

A Phú Hãn: Thủ đô bị khủng bố, 14 người chết
Một chiếc xe bus chở các nhân viên hợp đồng ngoại quốc đã là đối tượng của một vụ tấn công tự sát bằng bom ở thủ đô Kabul hôm thứ Hai. Đại diện Bộ Nội Vụ của Afghanistan, ông Sediq Seddiqi cho hay có ít nhất 14 người thiệt mạng và 8 người khác bị thương. Ông Seddiqi nói rằng đa số nạn nhân trên xe là người Nepal.
Tòa Đại Sứ Canada ở Kabul cho biết các nạn nhân này là số nhân viên phục vụ cho tòa Đại Sứ Canada và đại diện ngoại giao Canada ngỏ lời chia buồn với thân nhân của các nân nhân bị hại nhưng cho hay không có vụ tấn công nào nhắm thẳng vào trụ sở của họ ở thủ đô Afghanistan.
Taliban đã lên tiếng nhận trách nhiệm trong vụ tấn công tự sát. Hàng trăm nhân viên người Nepal đã làm công việc bảo về các trụ sở ngoại giao quốc tế ở Kabul, kể cả của Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ. Một đại diện sứ quan Mỹ nói không có nhân viên nào của sứ quán nằm trong số người bị hại hôm nay.

Số dân tị nạn lên cao kỷ lục toàn thế giới
Theo Liên Hiệp Quốc, trong năm 2015, chiến tranh và bạo động đã khiến có đến 65.3 triệu người phải ra đi, một con số cao kỷ lục. Cao Ủy Tị Nạn UNHCR cũng loan báo lần đầu tiên kể từ khi cơ quan này ghi lại con số này hàng năm để theo dõi, cột mốc 60 triệu người di tản đã bị vượt qua.
Con số này bao gồm những người tìm kiếm quy chế tị nạn khi ra đi, những nạn nhân được các cơ quan quốc tế bảo vệ và những nạn nhân bên trong lãnh thổ một quốc gia phải ra đi để tránh bị giết chócngược đãi như ở Syria hay Iraq. Con số 65.3 triệu người này còn cao hơn toàn bộ dân số Vương Quốc Anh và cao hơn con số 59.5 triệu người đã ra đi trong năm 2014 cũng vì các lý do nêu trên.
Như thế cứ 113 cư dân Địa Cầu hiện nay thì đã có 1 người là kẻ tị nạn. Filippo Grandi, Cao Ủy Viên của UNHCR nhận định, “Như thế các quốc gia cần phải hợp tác với nhau, không những nhằm bảo vệ người tị nạn mà còn nâng cao ý thức đoàn kết rất cần trong nhân loại nhằm ngăn cản bớt thảm nạn này xảy ra“

Anh: Một triệu nhân viên sẽ bị ảnh hưởng 'Brexit'
Dân chúng Anh lên đường bỏ phiếu trưng cầu dân ý liệu Anh có nên ở lại khối EU hay tách ra trong hiện tượng gọi là 'Brexit' vào thứ năm và nếu xảy ra, sẽ có ảnh hưởng kinh tế trên toàn thế giới. Chỉ tính riêng cho Hoa Kỳ, nếu Anh rút lui thì thiệt hại sẽ lên đến 1 ngàn tỉ đô la tổng giá trị đầu tư và mậu dịch giữa Anh và Mỹ. Chưa gì các thị trường tài chính trên thế giới đã bị chao đảo về viễn tượng Anh rút khỏi EU.
Quyết định này sẽ gây ảnh hưởng ngay lập tức đến hơn 1 triệu nhân viên ở Anh đang làm việc cho các công ty Hoa Kỳ. Hoa Kỳ là quốc gia đầu tư lớn nhất thế giới của Anh và Anh là “quốc gia đầu cầu” cho 28 quốc gia thành viên khác của EU vì đồng bảng Anh là đơn vị tiền tệ lớn của thế giới. Nếu Brexit xảy ra thì sẽ có rất nhiều công ty trên thế giới sẽ không duy trì mối liên hệ làm ăn với Châu Âu nữa, ngay cả nhiều công ty Hoa Kỳ cũng phải tính toán như thế.

Trung Quốc và Ba Lan mở rộng hợp tác
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyên thăm viếng Ba Lan đã tuyên bố “ông xem Ba Lan có vai trò quan trọng khi Trung Quốc tìm cách mở rộng hợp tác với Châu Âu.” Tuyên bố tại thủ đô Warsaw của Ba Lan, ông Bình loan báo Bắc Kinh có ý định sẽ đầu tư vào các cơ sở hạ tầng và ngành năng lượng của Ba Lan, đồng thời sẽ mở rộng thị trường của Trung Quốc cho ngành xuất cảng thực phẩm của Ba Lan.
Tổng cộng có khoảng 40 hợp đồng được hai bên ký kết, trong đó đa phần là các thỏa thuận về xây dựng, xuất cảng nguyên liệu, ngành khai thác năng lượng, kỹ thuật mới, kể cả hai lãnh vực tài chính và khoa học. Ba Lan đã là đối tác kinh tế quan trọng nhất của Trung Quốc ở vùng trung và đông Âu với tổng mậu dịch song phương lên đến hàng chục tỉ euro hàng năm, nhưng đa số là do nhập cảng hàng Trung Quốc, giờ đây Warsaw muốn tăng cường hàng xuất cảng sang Trung Quốc.

 

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT