Chuyện Nước Pháp

Những ngôi chợ Giáng Sinh nổi tiếng tại Pháp (kỳ 3)

Thursday, 11/12/2014 - 12:52:25

Những bức tượng làm bằng đất nung này có chiều cao từ 2,5 cho đến 15 phân Tây và bán rất đắt tiền so với loại làm bằng chất nhựa (không hiệu) hay bằng sứ.

Hội chợ đặc sắc Nô En tỉnh lỵ Avignon

Hội chợ do bà Thị Trưởng cầm đầu (Cécile Helle) có một chương trình xứng danh. Nét đan thanh của ngôi chợ này là truyền thống triển lãm các nhân vật Thánh hay Phàm và Gia Súc (Santons) xuất hiện trong nông trại nơi có chuồng bò chứng kiến Chúa Jésus ra đời. Tại vùng đất này, ngày lễ cuối năm kéo dài 40 ngày vui vẻ (từ ngày 4 tháng 12 cho đến 5 tháng giêng). Ngày sum họp là ngày 24 tháng 12 cả gia đình quay quần chung quanh mâm thức ăn lớn (le Gros Souper) gồm có 7 món rau cải đơn sơ tượng trưng cho 7 nỗi đau khổ của Mẹ Đồng Trinh với 13 món tráng miệng.
Xong xuôi,đêm Thánh Lễ diễn ra không một aiđược phép vắng mặt. Sau lễ thánh đúng vào nửa đêm là thiên hạ tha hồ túa ra tham dự các sinh hoạt phong phú khác trong đường phố, nhất là trong công trường Avignon.
Tục lệ 13 món tráng miệng là tượng trưng cho Chúa Giê Su và 12 vị tông đồ. Trên chiếc bàn soi sáng bởi 3 ngọn nến tức là Cha, Con và Thánh Thần (la Trinité, theo đạo Chúa 3 ngôi hợp nhất) có chiếc đĩa đựng lúa mì hay đậu xanh Tây nhắc tới sự Tân Tạo. Có quả dưa xanh lá cây cất giấu trong rơm khô để giữ cho lâu hư, có các quả táo, lê còn giữ hương mùa thu tươi mát, có những chùm nho trắng và đen được chọn lựa kỹ lưỡng đem treo trong nhà kho dưới một miếng vải mỏng lớn che chắn bảo vệ. Những quả khô như hạt dẻ thái mỏng, hạt dẻ da nhăn, quả hạnh nhân: những thứ trái cây khô này có màu sắc giống y phục của các nhà thánh đạo đi ăn xin (màu vàng nhạt) có tên Dominicains, Franciscains ... nên được đặt luôn cho cùng tên như vậy (mendiants, kẻ ăn mày). Ngoài ra còn có các trái sung chín đỏ ngọt dịu đầy hột nhỏ bên trong ruột nhai giòn tan, các trái cam và quít giống miền nhiệt đới. Sau đó là loại kẹo kéo đen vỏ (nougat) với hạt hạnh nhân bên trong lớp ruột trắng nhào đường trộn mật ong. Người ta còn làm ra thêm mứt sung hay mứt nho thấm dầu ăn đúng vào mùa thu hoạch chúng. Sau cùng là thứ rượu vang nấu chín: biểu tượng là Chúa. Thứ rượu này chỉ có ở vùng Provence, Avignon và chính hiệu được làm từ nước ép tươi mát có vị ngọt thiên tạo từ quả nho chưa lên men. Nó không làm say sưa mất trí.
Truyền thuyết kể rằng khi mẹ Đồng Trinh bồng Hài Nhi trốn sang Ai Cập trong sợ hãi và lo âu liền được một phú nông trồng cây cọ mở chùm lá làm chỗ che dấu họ. Bà mẹ mỉm cười sung sướng và Hài Nhi bằng lòng mở miệng thốt ra "Ô !". Chữ Ô (oh) làm đôi môi son tròn trịa vẽ nên vòng âm thanh thánh thiện in lên hạt nhân trái chà là (datte) và nó trở thành một loại trái cây thiêng liêng vì sự sống phát ra từ đó !
Tương truyền, theo Thánh Kinh thì khi sinh ra nơi chuồng lừa, Chúa Hài Đồng được đặt trên một chỗ tựa là cái máng ăn của gia súc tên La Tinh là “cripia” nay biến thành chữ “crèche” (nhà giữ trẻ).
Từ nhà giữ trẻ mà ra, những hình tượng làm bằng đất nung trang hoàng cạnh bên làm quang cảnh thêm phần sống động đó là các “santons” nổi tiếng của Provence (đã đề cập ở đầu bài). Một thương gia bốn đời cha truyền con nối (Marcel Carbonel) đã miệt mài ngày đêm chế ra những hình người hay gia súc mang màu sắc trung thực và tươi sáng rất thu hút mắt nhìn. Những bức tượng nho nhỏ này khi được chưng bày trong khung cảnh hang lừa với Chúa Hài Đồng và các nhân vật khác làm người xem hiểu rằng họ đang tập trung tiến vào nơi có biến cố Thánh hiện (xem ảnh kèm). Nghệ thuật “biết làm” của vị thương nhân là giữ được nét hài hòa giữa cảnh và người, các chi tiết quan trọng, cách sắp đặt nơi chỗ (đứng, ngồi, đi lại) của sinh vật.
Những bức tượng làm bằng đất nung này có chiều cao từ 2,5 cho đến 15 phân Tây và bán rất đắt tiền so với loại làm bằng chất nhựa (không hiệu) hay bằng sứ.
Từ ngày 4 tháng 12, ngày lễ Nô En ở Avignon bắt đầu thực sự khi người ta chuẩn bị làm hang lừa hay nhà giữ trẻ (Crèche). Họ gieo trồng lúa mì trong một cái đĩa nhỏ thấp bé trên lớp bông gòn thấm nước nhân dịp lễ Saint Barbe. Lúa mì lên mộng và phát triển xanh tươi cho đến ngày 24 là điềm tốt và hạnh phúc cho năm sắp tới. Từ trong tủ, người dânđem ra các hình tượngđất nung và vào rừng với trẻ con đi theo tìm rong rêu, củi mục, cành khô về trang hoàng hang lừa.Đây là một truyền thốngđược nhiều nhàưa thích vì nó tỉ mỉ, cẩn thận, chậm chạp, thích thú và làm những ánh mắt trẻ thơ sáng lên rực rỡ niềm tò mò và ưa chuộng. Ngày ngày, hang đá thành hình với sự mua sắm thêm các bức tượng mới, hoa lá cỏ cây nấm dại thu nhặt đem về, cách sắp đặt thay đổi sao cho hang Hài Nhi càng thêm sống động. Đêm Nô En, sau bữa ăn ngon lành và sum họp cả gia đình, đúng nửa đêm tượng Chúa Hài Nhi được bàn tay trẻ con lâng lâng xúc động đặt vào trân trọng giữa chú bò đen trắng và cô lừa xám. Ôi, hang Thánhđang bừng dậy sự sống! Thời gian nhưđứng lại.
Cứ thế, hang lừa sẽ được canh giữ cẩn thận cho đến hết ngày lễ (Epiphanie, 5 tháng Giêng năm sau). Trong thời gian đó các vì vua Mages (3 vị đến từ Trung Đông) đang lên lưng ngựa theo dõi tiến về gặp Thánh Nhi nhờ một vì sao soi đường. Khi gặp Chúa trong hang lừa, họ cung kính quỳ xuống và dâng lễ vật là vàng, nhang và một loại nhựa cây thơm phức mọc trong vùng đất Á Rập.
Thế rồi, lễ lộc qua đi. Họ sẽ cất kỹ hang lừa và tất cả phụ tùng của nó vào tủ nằm ngủ yên cho đến Nô En năm tới đang được chờ đợi... ngay sau đó !
Chúng ta trở lại các hình tượng được chọn lựa cẩn thận và sắp xếp chung quanh hang lừa. Đầu tiên là các vị thiên thần lớn và nhỏ: họ tượng trưng cho sự Tái Sinh. Vị thần lớn bình dân nhất tên là Boufareu thổi kèn trompette đi đầu dẫn dắt mọi người hướng về nơi có Chúa vừa sinh ra đời. Các vị Thần nhỏ tuổi có cánh trên vai thì quây quần nơi chiếc nôi canh gác Hài Nhi. Mẹ Đồng Trinh thì ngồi hay quỳ gối bên cạnh Em Bé, ông bố Joseph mặc bộ áo dài lụng thụng làm bằng len màu nâu cũng quỳ cạnh bên. Hài Nhi thiêng liêng được đặt nằm thẳng lên lớp rơm màu vàng nhạt và chỉ quấn sơ sài một tấm tã vải đơn giản màu trắng. Trước kia, các nghệ nhân đúc tượng Em Bé bằng chất "xia" (chất hữu cơ loài ong sản xuất ra dùng xây tổ) và hiện nay là đất sét quý màu xám để nhắc đến nguồn gốc linh thiêng khác người của Chúa. Ba vị Vua đến từ Trung Đông ăn mặc thật sang trọng chải chuốt có tên là Melchior da sậm đen trán quấn giải khăn vàng, tay cầm một lọ nước thánh tuyệt đẹp; Balthazar là vị vua da trắng mặc áo choàng rộng rãi màu tím ngoài thêu vàng; vị vua chót quỳ gối râu tóc bạc phơ cầm trên hai tay chụm lại một cái rương nhỏ chứa đầy kim loại quý (Gaspard).
Các nhân vật khác tuy tầm thường hơn nhưng góp phần không nhỏ vào sự linh động của quang cảnh mà chúng ta vẫn thường thấy trong các thương xá lớn ở trung tâm thành phố có đủ khả năng chưng bày qua kích thước những bức tượng thật cao to như trong thực tế: người chăn gia súc trẻ tuổi và bò, lừa, dê với các con cừu trắng mập mạp tròn trịa làm nổi bật khung cảnh đồng cỏ xanh tốt. Ánh sáng đủ màu chiếu soi thật tuyệt!

Ntnd (còn tiếp)

 

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT