Hoa Kỳ

Phụ nữ và cách đối xử ở Châu Mỹ Latin, tiến bộ hay chưa?

Bạch Vân/Viễn Đông Sunday, 01/01/2012 - 10:26:33

Cô cảm thấy bị xâm phạm, bất an về địa vị của mình trong xã hội ấy, mặc dù trước đây đã rất tự tin. Ông ta mỉm cười với cô, dục vọng lóe lên trong ánh mắt.

Bạch Vân/Viễn Đông

SANTO DOMINGO, Cộng Hòa Dominican - Trên xe buýt, một người đàn ông vói tay qua và sờ vào cặp đùi trần của cô, vẫn còn ấm ánh nắng mặt trời sau một ngày ở ngoài biển. Mà cô đâu có mời mọc ông ta làm như thế, ít nhất chẳng hề có ý định đó và chắc chắn không bằng lời.
Cô cảm thấy bị xâm phạm, bất an về địa vị của mình trong xã hội ấy, mặc dù trước đây đã rất tự tin. Ông ta mỉm cười với cô, dục vọng lóe lên trong ánh mắt. Trợn mắt nhìn ông ta ngạc nhiên, cô ngó quanh, hy vọng ai đó sẽ can thiệp.
Không ai làm gì cả.
Cô Gabrielle Equale, từng có thời gian ở Chile và Mexico trong khi học chuyên khoa nghiên cứu về Châu Mỹ Latin nói với nhật báo Viễn Đông: “Ở Châu Mỹ Latin nói chung, nam tính ‘machismo’ bao trùm. Đó là một thói quen, một tập tục văn hóa”. “Machismo” theo định nghĩa trong từ điển Merriam-Webster là “một cảm thức mạnh mẽ về niềm tự hào tính chất đàn ông”, và “một cảm thức thổi phồng hay phấn chấn về sức mạnh và quyền lực”. Cảm thức nam tính này được xem là tiềm tàng sâu trong văn hóa và là thái độ chấp nhận được trong các quốc gia như Cộng Hòa Dominican, được thể hiện qua những hành động mang tính cạnh tranh trong giới đàn ông, bao gồm cả những cuộc chinh phục tình dục đối với nữ giới.
Cô Equale nói với Viễn Đông rằng cô không cảm nhận sự biểu lộ nam tính “machismo” ở Chile cho nhiều bằng ở Mexico, dẫu rằng “điều đó không có nghĩa là nó không hiện diện”. Nhắc lại những kinh nghiệm ở Guadalajara, Mexico, cô nói: “Phụ nữ nói chung được xem là thấp kém”. Cô nhận thấy phụ nữ nơi đó đi theo sau đàn ông, và đàn ông gọi các món ăn cho phụ nữ trong các nhà hàng.
Trong thời gian cô Equale ở Chile, bà Michele Bachelet là tổng thống xứ đó. Phụ nữ được đối xử tốt hơn ở Valparaiso, Chile, hơn những đất nước khác mà cô Equale đã có dịp ghé qua. Thế nhưng, cô nói tiếp: “Vẫn còn những khác biệt lớn lao hơn giữa đàn ông và phụ nữ trong những tầng lớp xã hội thấp hơn”. Cô thêm rằng những người giàu có sống gần biển trong khi người nghèo sống trên đồi núi.

Tóm tắt lịch sử châu lục
Theo kết quả thống kê dân số năm 2010, có hơn 590 triệu người sinh sống tại Mỹ Châu Latin.
Trước khi người Âu Châu, hầu hết là Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, và Pháp tới chiếm khu vực này làm thuộc địa trong thế kỷ 16, nhiều dân tộc bản thổ Mỹ Châu đã cư ngụ trong khu vực mà ngày nay được gọi là Châu Mỹ Latin. Trong số những sắc dân ấy, như Aztec, Maya và Inca, đã phát triển được những nền văn minh tiên tiến.
Vì nhiều thổ dân Mỹ Châu bắt đầu chết vì bệnh tật và làm nô lệ, người Âu Châu đem những người Phi Châu sang khu vực này để làm những công việc lao động nô dịch. Sự hỗn hợp giữa người thổ dân Mỹ Châu, người Âu Châu và người Phi Châu hiện vẫn nổi bật trong tính cách đa dạng về chủng tộc trong các vùng Châu Mỹ Latin. Một số quốc gia phản ảnh tình trạng di truyền hỗn chủng, và một số nước khác được thống trị bởi một nhóm sắc dân.
Mặc dù vẫn còn chịu những ảnh hưởng từ một quá khứ thuộc địa, các nước Châu Mỹ Latin đã giành được độc lập, hầu hết từ các phong trào và chiến tranh từ cuối thế kỷ 18 sang thế 19.
Châu Mỹ Latin lâu nay được coi là một trong những khu vực bất bình đẳng nhất trên thế giới, xét về phương diện kinh tế xã hội, phát xuất chính yếu từ những thể chế được hình thành trong thời kỳ thuộc địa, thường ngăn chặn không cho những dân da màu, phụ nữ và người nghèo đạt được cương vị xã hội của mình.
Mặc dù vẫn còn những ý thức hệ, những tư tưởng nằm sâu trong xã hội như khái niệm nam tính “machismo” nổi trội khắp Châu Mỹ Latin, đã có tiến bộ trong một số lãnh vực xã hội, cách riêng đối với phụ nữ.

Tiến bộ là một hành trình cho phụ nữ
Năm 2009, tạp chí Dissident Voice cho đăng một bài báo ghi nhận rằng chính trị thiên tả ở Châu Mỹ Latin là một điều có ích cho phụ nữ trong vùng. Chẳng hạn, Tổng Thống Đảng Xã Hội Hugo Chavez của Venezuela tự xưng là một người hỗ trợ nữ quyền. Khối lượng cử tri nòng cốt của ông ta trong mỗi kỳ bầu cử kể từ khi ra tranh cử lần đầu năm 1998 lúc nào cũng là phụ nữ nghèo.
Hầu hết dân chúng ở Venezuela được xem là sống trong cảnh nghèo khó, với 65 phần trăm các gia đình đứng đầu bởi một phụ nữ độc thân, nhiều người trong số họ ủng hộ những chương trình phúc lợi xã hội của Tổng Thống Chavez - bao gồm phần săn sóc cho các phụ nữ bị ngược đãi trong gia đình.
Theo Hiến Pháp năm 1999, phụ nữ được bảo đảm sự bình đẳng về mặt xã hội, chính trị, kinh tế như nam giới. Hiến Pháp cũng công nhận rằng công việc nội trợ là một sinh hoạt giúp kích thích nền kinh tế, cho nên các bà nội trợ cũng được cung cấp quyền lợi an sinh xã hội.
Tuy nhiên, không phải phụ nữ Châu Mỹ Latin nào cũng ủng hộ những tư tưởng thiên tả và các chương trình xã hội, vì có thành phần phụ nữ thiên hữu thuộc tầng lớp trung lưu không nhất thiết phải đấu tranh cho cùng những quyền lợi như những nhóm phụ nữ nghèo hơn. Những phong trào nữ quyền tập trung vào khó khăn kinh tế thông thường lôi kéo được phụ nữ và đàn ông trong tầng lớp xã hội nghèo kém hơn là toàn bộ các thành phần phụ nữ bất kể giai cấp. Đồng thời, không phải lúc nào cũng có sự đoàn kết trong các tổ chức phụ nữ thổ dân hay gốc Châu Phi và phụ nữ gốc Châu Âu, vì một số phong trào cũng nhắm vào yếu tố sắc tộc nữa.
Phụ nữ thổ dân, chẳng hạn, phải chịu tới ba thứ kỳ thị vì họ là phụ nữ, không phải da trắng, và hầu hết đều nghèo. Ở Bolivia, nơi mà thổ dân chiếm hơn phân nửa dân số, phụ nữ đang tranh đấu để bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên của quốc gia trong khi lãnh thổ xứ họ đang bị phá hủy cho mục đích thương mại.
Phá thai là một điều bất hợp pháp ở Bolivia, trừ phi phụ nữ đó là nạn nhân của một vụ hãm hiếp hay bào thai có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Thế mà đất nước này lại có một trong những tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới, mặc dù đã thấp hơn so với mức khả dĩ vì có một lệ phí 150 Mỹ kim đi kèm. Món tiền đó thường làm khó cho phụ nữ.
Ở Chile, phá thai hoàn toàn bị cho là bất hợp pháp, không ngoại lệ. Mặc dù cựu Tổng Thống Bachelet đã mở mang thêm những dịch vụ ngừa thai, bao gồm một chính sách cho phát không những viên thuốc ngừa thai “sáng hôm sau” (tức sau khi có quan hệ tình dục) trong những cơ sở y tế công cộng.
Tuy cô Equale nhớ lại rằng các phụ nữ cũng đã nhận được sự nể trọng tương đối khá ở Chile, cô vẫn cảm thấy đã nhận được sự phân biệt đối xử trong thời gian lưu lại đất nước đó. Cô nói với Viễn Đông rằng người ta đối xử với cô như thể cô không hiểu biết gì nhiều: “Có thể là do sự tưởng tượng của tôi hoặc cũng có thể do tôi là một người ngoại quốc. Hay cũng có thể vì tôi là phụ nữ”. - (BV)

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT