Điện Ảnh, Nghệ Thuật

Tài tử đa tình Omar Sharif qua đời, nổi tiếng với phim "Bác Sĩ Zhivago"

Friday, 10/07/2015 - 11:51:03

Ngay bước đầu trong phim Tây phương, ông Sharif gây kinh ngạc cho các khán giả. Hình ảnh đầu tiên mà người ta thấy ông xuất hiện là được nhìn thấy ở xa xa, một đốm nhỏ trong sa mạc chập chùng. Khi đến gần hơn, đầu tiên ông là một hình thù màu đen cưỡi một con lạc đà phi nước đại, rồi từ từ biến thành vào một nhân vật đẹp trai, đôi mắt đen láy,

                                         Bác Sĩ Zhivago với người tình Lana (Getty Images)

 

Ông Omar Sharif là diễn viên từng được ca ngợi vì tài diễn xuất trong các phim lớn như 'Lawrence of Arabia' và 'Doctor Zhivago'. Ông từ trần hôm thứ Sáu, hưởng thọ 83 tuổi.
Ông chết vì một cơn đau tim, trong một bệnh viện ở Cairo, Ai Cập. Lâu nay ông đã mắc bệnh mất trí nhớ Alzheimer.
Tài tử điện ảnh này sinh ra ở Ai Cập, vươn lên tới đài danh vọng quốc tế với vai đầu tiên mà ông đóng trong phim nói tiếng Anh. Ông cùng diễn xuất với tài tử Peter O'Toole, trong phim 'Lawrence of Arabia' năm 1962.
Khi được đạo diễn David Lean đưa vào đóng trong phim này, ông Sharif là ngôi sao lớn của Ai Cập. O'Toole và Sharif tạo ra một tình bạn bền lâu, khi cùng diễn xuất trong phim này.
Nhưng Sharif đã không phải là người đầu tiên được đạo diễn Lean lựa chọn để đóng vai Sherif Ali trong phim 'Lawrence of Arabia'. Nhân vật Ali là thủ lãnh bộ tộc người mà nhân vật bí ẩn T.E. Lawrence hợp lực với, để giúp lãnh đạo một cuộc nổi dậy của người Ả Rập chống lại Đế Chế Ottoman.
Ông Lean đã thâu một tài tử, nhưng rồi bỏ người này vì màu mắt của anh ta không hợp. Nhà sản xuất phim Sam Spiegel đã đến Cairo để kiếm một người thay thế, và rồi tìm được ông Sharif. Sau khi vượt qua một cuộc trắc nghiệm, chứng tỏ rằng ông thành thạo tiếng Anh, Sharif được trao vai Ali.
Ngay bước đầu trong phim Tây phương, ông Sharif gây kinh ngạc cho các khán giả. Hình ảnh đầu tiên mà người ta thấy ông xuất hiện là được nhìn thấy ở xa xa, một đốm nhỏ trong sa mạc chập chùng. Khi đến gần hơn, đầu tiên ông là một hình thù màu đen cưỡi một con lạc đà phi nước đại, rồi từ từ biến thành vào một nhân vật đẹp trai, đôi mắt đen láy, với một nụ cười hở răng. Đây là một trong những cảnh xuất hiện của một nhân vật lừng danh nhất trong lịch sử điện ảnh.
Phim này giúp Sharif thắng hai giải Golden Globe và được đề cử một giải Oscar. Phim 'Lawrence of Arabia' giành được nhiều giải thưởng Oscar, bao gồm cả giải dành cho hình ảnh đẹp nhất và giải dành cho đạo diễn xuất sắc.
Cách ba năm sau, ông Sharif đã chứng minh khả năng linh hoạt của mình. Ông là tài tử chính đóng vai một bác sĩ kiêm thi sĩ, phải chịu đựng quá mấy thập niên sôi động của lịch sử nước Nga, trong đó có Đệ Nhất Thế Chiến và cuộc cách mạng cộng sản Bolshevik. Nhân vật này còn sống sót nhờ nghệ thuật của mình và trong tình yêu dành cho Lara trong phim 'Doctor Zhivago'.
Phim này giúp ông thắng thêm một giải Golden Globe, và ông nhận được hơn 3,000 thư cầu hôn của phụ nữ ngay sau khi phim được chiếu khắp thế giới.
Phim này được đạo diễn David Lean viết kịch bản từ cuốn tiểu thuyết 'Doctor Zhivago' của nhà văn Boris Pasternak. Phim đã có một khởi đầu bấp bênh trong lần trình chiếu đầu tiên tại Mỹ, với khán giả thưa thớt, bị chê trong những mục điểm phim.
Công ty MGM loại bỏ phim này ra khỏi các rạp, và ông David Lean phải cắt rắp lại câu chuyện lan man trước khi đem phim ra chiếu lại, và rồi Bác Sĩ Zhivago trở thành một phim ăn khách nhất lúc bấy giờ. Tuy nhiên, ông Sharif cho rằng phim còn thể hay hơn nhiều.
Khi đề cập đến nhạc nền từng đoạt giải thưởng Oscar, do nhà soạn nhạc Maurice Jarre viết cho phim này, Sharif nói, “Nhạc quá ư tình cảm, quá nhiều.”
Đến năm 1968, Sharif đóng vai anh Nicky Arnstein, một anh chàng quá đẹp trai làm cho nhiều cô đau khổ, trong phim 'Funny Girl' do nữ tài tử Barbra Streisand đóng vai chính. Phim đã bị cấm chiếu ở quê hương Ai Cập của ông, vì ông đã đóng vai một người Do Thái.
Mặc dù ông đã diễn xuất trong chừng 90 bộ phim trong sự nghiệp, Sharif nói rằng ba bộ phim ấy vẫn là những phim nổi bật nhất của ông.
Trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2003, ông nói với báo L.A. Times, “Đó là sự thật, khi độ rày người ta nhận ra tôi, thì họ cứ nói về ba bộ phim ấy. Nhưng điều đó không làm phiền tôi. Điều đó là tốt hơn so với chuyện không làm được cái gì cả để cho họ nhớ. Tôi thấy điều đó dễ thương.”
Sharif nhìn nhận rằng ông đã đi qua những giai đoạn sa sút lâu trong sự nghiệp của mình. Ông nói, “Tôi đã trải qua 25 năm mà không làm được một phim hay.” Sau đó ông nghĩ lại và kết luận rằng hơn 30 năm, chứ không phải 25 năm..
Sharif chào đời ở Alexandria, Ai Cập, vào ngày 10 tháng Tư, 1932, với tên khai sinh là Michael Chalhoub.
Cha mẹ ông là người Lebanon gốc Syria, giàu sang và có quan hệ với những người quyền thế. Cha ông là một thương gia buôn bán gỗ, và mẹ ông từng chơi bài với một người bạn là Quốc Vương Farouk của Ai Cập.
Thuở nhỏ ông là người Công giáo. Sau đó Sharif trở thành một tín đồ Hồi giáo, và thay đổi tên mình ở tuổi 21, khi ông kết hôn với Faten Hamama, một nữ tài tử nổi tiếng, được tôn làm nữ hoàng điện ảnh Ai Cập năm 1955.
Ông cho biết ông đã chọn tên Omar theo tên của Tướng Omar Bradley của Mỹ, và chọn họ Sharif, để cho những người Tây Phương phát âm một cách dễ dàng.
Ông vẫn là một tài tử được tìm tới trong nhiều năm, sau buổi ban đầu được ca ngợi nhiều, một phần là nhờ khả năng của ông đóng vai những nhân vật thuộc các quốc tịch khác nhau.
Trong phim “Che!,” ông đóng vai Ernesto “Che” Guevara, một nhà cách mạng sinh ra ở Argentina. Sharif đóng vai Marco Polo người Ý, trong phim “Marco Magnificent.” Ông đóng vai nhà lãnh đạo Mông Cổ trong phim “Thành Cát Tư Hãn.” Ông là một sĩ quan người Đức trong phim “The Night of the Generals.” Ông là một hoàng tử người Áo trong phim “Mayerling,” và là một người Mễ Tây Cơ sống ngoài vòng pháp luật, trong phim “Mackenna's Gold.”
                                                Omar Sharif năm 1995 (Getty Images)


Trong những năm trung niên của mình, Sharif bắt đầu xuất hiện trong các phim, như “The Pink Panther Strikes Again,” “Oh Heavenly Dog!,” “The Baltimore Bullet,” và những phim khác mà ông chê là “rác.”
Thời kỳ khô hạn kéo dài quá lâu, đến nỗi rốt cuộc từ cuối thập niên 1990, Sharif bắt đầu từ chối tất cả các lời mời ông đóng phim.
Trong năm 2004, ông nói với một phóng viên, “Tôi đã mất lòng tự trọng và phẩm giá. Ngay cả những đứa cháu của tôi đều trêu tôi. Ông ơi, phim đó thực sự tệ. Còn phim này? Tệ hơn nữa.”
Trong năm 2003, ông nhận một vai trong bộ phim “Monsieur Ibraham” của Pháp, đóng vai một người Hồi Giáo bán hàng ở Paris. Người này nhận nuôi một cậu bé Do Thái.
Nhờ vai diễn này, ông đã giành được giải Cesar. Đây là giải thưởng điện ảnh của Pháp, tương đương với giải thưởng Oscar. Sau đó ông đóng phim “Hidalgo,” một phim cao bồi Viễn Tây sống động, có nam diễn viên Đan Mạch Viggo Mortensen tham gia. Trong phim này, ông là một tù trưởng sa mạc dùng một thanh kiếm đấu với 11 kẻ tấn công. Sự nghiệp của ông đã quay trở lại.
Tuy nhiên, ông bị một vụ rắc rối công cộng trong năm 2007, khi ông nhận tội hành hung. Ông được lệnh phải tham dự một khóa học kiềm chế cơn giận, vì ông đã đấm một nhân viên trông coi một bãi đậu xe. Người này từ chối nhận tiền Âu Châu của ông.
Sharif có một đứa con trai với Hamama, tên là Tarek. Hai người ly dị vào năm 1974.
Đến năm 2004, Sharif thừa nhận rằng ông cũng có một đứa con trai khác, được sinh ra sau cuộc tình một đêm với một người phỏng vấn.
Ngoài việc đóng phim, Sharif là một người chơi bài bridge thuộc đẳng cấp thế giới. Trong nhiều năm ông đã viết một cột báo về bridge.. Tuy nhiên, ông bỏ chơi thứ bài này trong những năm sau đó, khi ông đã từ bỏ cờ bạc.
Ông từng là một con bạc phi thường, nghe nói có một lần thắng được $1 triệu Mỹ kim tại một sòng bạc của Ý. Sau khi thua một số tiền khá lớn tại một sòng bạc ở Paris trong năm 2003, ông chửi một nhân viên sòng bạc, và đã được lệnh rời khỏi đó. Khi ông từ chối, ông bị ném ra ngoài, và húc đầu vào một cảnh sát viên, trong một cuộc ẩu đả diễn ra sau đó. Ông bị phạt 1,700 Mỹ kim, và lãnh một tháng tù treo.
Sharif đã dành phần lớn những năm cuối đời ở Cairo, và tại khách sạn Royal Moncean Hotel ở Paris.
Trong năm 2005, ông nói với một phóng viên, “Khi người ta sống một mình và không còn trẻ nữa, thì sống trong một khách sạn là một điều tốt. Nếu cảm thấy cô đơn, thì mình có thể đi xuống quầy rượu. Tôi quen biết với tất cả những người làm việc ở đây, và những người đến đây thường xuyên. Phòng thì đã có người dọn cho rồi, và mình không phải lo lắng gì cả. Nếu cảm thấy có chuyện gì về mặt sức khỏe, thì có thể gọi người giữ cửa, và nhờ họ kêu một chiếc xe cứu thương ở Paris tới.”

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT