Bình Luận

Tấn công thành trì trợ giá

Friday, 17/05/2019 - 09:15:10

Thế mạnh duy nhất của Tầu là chế độ cộng sản độc đoán; áp lực kinh tế không gây quá nhiều ảnh hưởng cho ông Xí, như nó đã từng gây áp lực cho ông Trump năm ngoái khi Tầu tẩy chay không mua đậu nành của nông gia Mỹ.

Bài NGUYỄN ĐẠT THỊNH

Trợ giá là bí quyết giúp Trung Quốc thành công trên thị trường quốc tế; hàng tốt, giá rẻ nên sản phẩm Trung Quốc không cần quảng cáo mà vẫn bán chạy; hàng tốt là nhờ các công ty Mỹ đem sản phẩm sang Trung Quốc để sản xuất, lợi dụng giá nhân công Trung Quốc rẻ bằng 1 phần mười giá nhân công Mỹ.
Chính phủ Trung Quốc đòi điều kiện là tư bản Mỹ phải đưa công thức sản xuất cho họ, rồi mới được lập xưởng, huấn luyện nhân công, và bắt tay vào việc sản xuất. Đòi hỏi của chính phủ Trung Quốc không gây tốn kém cho tư bản Mỹ, nên họ sẵn sàng thỏa mãn; nhờ đó người Tầu có được bí quyết về những đại công nghệ may mặc, sắt thép, đóng xe hơi, đóng tầu, đóng máy bay, ...

Hàng Tầu bán sang Mỹ với giá rất rẻ, người Mỹ nào cũng nhận ra yếu tố giá rẻ đó qua hiện tượng khu phố nào cũng xuất hiện những tiệm One Dollar Store.

Có thể Tổng Thống Trump 'khám phá' ra bí quyết làm cho hàng Trung Quốc mất yếu tố 'rẻ' để không còn sức hút đối với khách hàng nữa: ông đòi một cuộc cạnh tranh công bằng giữa doanh nhân hai nước, không có sự trợ giá của chính phủ Tầu, khiến hàng Tầu không rẻ hơn hàng Mỹ nữa.

Tầu cho là chuyện trợ giá hay không, chỉ là chuyện nội bộ của Trung Quốc, và không chấp nhận để Mỹ can thiệp vào việc đó.

Nhưng, dù Tầu không chịu bỏ chính sách trợ giá để bán rẻ, Trump vẫn có cách bắt hàng Tầu phải tăng giá, bán mắc hơn, để bớt hấp dẫn khách hàng: ông đánh thuế nhập cảng nặng trên mọi mặt hàng Tầu đưa vào thị trường Mỹ.

Một lô hàng trị giá $200 tỉ, bị đánh thuế tariff 25% -$50 tỉ- thêm vào giá vốn; sẽ khiến một cái máy vi tính trị giá $1,000, cộng thêm thuế nhập cảng thành $1,250.

Hôm Chủ Nhật, 12 tháng 5, 2019, trong lúc trả lời một cuộc phỏng vấn truyền hình , ông Larry Kudlow, cố vấn kinh tế của tổng thống nhận định cả Mỹ lẫn Trung Quốc đều sẽ chịu đựng nhiều thiệt hại vì trận chiến tranh kinh tế này; thiệt hại nặng nhất là người tiêu thụ -người Mỹ.


Ông Larry Kudlow


Trong lúc tổng thống tuyên bố $50 tỉ mỹ kim thuế tariffs đánh trên số hàng trị giá $200 tỉ là số tiền do thương gia Tầu đóng góp cho ngân sách Mỹ -đóng góp một chiều, từ Tầu sang Mỹ -mostly one-way payment - Mỹ không tốn kém gì cả.

Ông Kudlow tuyên bố nghịch lý tổng thống sau khi cuộc hội đàm Mỹ-Hoa chấm dứt phiên họp thứ 11 (trong 2 năm tổng thống cầm quyền) mà không tìm được một lối thoát nào cả, khiến tổng thống phải quyết định tăng thuế nhập cảng nặng hơn nữa.

Nói trong chương trình Fox News Sunday, ông Kudlow khẳng định, “Trên thực tế, cả hai bên cùng gánh chịu tổn thất; cả hai bên cùng thiệt thòi.”

Nhiều học giả, kinh tế gia lên tiếng đồng ý với ông.
Nhưng rồi ông Kudlow cũng phải nói theo ý tổng thống, “Chúng ta vẫn phải làm những gì cần làm để giải quyết tình trạng thị trường bất công hiện nay.” Một trong những thay đổi mà phái đoàn Mỹ đòi hỏi là việc ngưng trợ giá sản phẩm Trung Quốc để cuộc cạnh tranh được công bằng hơn, nhưng người Tầu không nhượng bộ.

Ông Kudlow nêu lên triển vọng một cuộc gặp gỡ tay đôi giữa ông Trump và ông Xi Jinping nhân cuộc họp 20 vị nguyên thủ quốc gia tại Osaka, Nhật Bản.

Ông Trump trả lời thẳng (qua hai cái tweets) là ông 'happy' với tình trạng thuế nhập cảng hiện nay, và có thể cứ để tình trạng đó kéo dài cho đến miên viễn.

Tổng thống viết:
“Hoa Kỳ đang đứng đúng chỗ mà chúng ta muốn đứng để đối phó với Trung Quốc; đừng quên là chính họ xóa bỏ thương ước cũ để điều đình một thương ước khác. Chúng ta đang khuân chục tỉ này sang chục tỉ khác bỏ vào ngân khố. Thắc mắc v/v người tiêu thụ phải mua đắt ư? Thì sản xuất ra mà xài, hoặc mua sản phẩm của những nước không bị đánh thuế tariffs.”

Hôm thứ Hai, 13 tháng 5, 2019, Trung Quốc bắt đầu trả đòn: họ tăng thuế nhập cảng đánh trên sản phẩm Mỹ bán vào thị trường Trung Quốc; bắt chước Mỹ, họ cũng tăng thuế từ 10% lên 25%, trên lô hàng trị giá $60 tỉ thương gia Tầu nhập cảng từ Mỹ; số hàng này gồm có bia, rượu chát, áo tắm, áo sơ mi, và khí đốt lỏng. Trừ món khí đốt, những món khác đều không phải là nhu yếu phẩm; đàn ông Tầu sẽ bớt uống bia Mỹ, bớt uống rượu chát Mỹ, đàn bà Tầu sẽ bớt mua áo tắm Mỹ, để chờ giá rẻ hơn, sau đợt thi đua tăng thuế nhập cảng.

So với hai lô hàng Tầu vừa được bốc lên hải cảng Long Beach -một lô $200 tỉ, và lô thứ nhì $300 tỉ- thì $60 tỉ hàng Mỹ bán sang Tầu chỉ bằng 1 phần 5 hàng Tầu bán sang Mỹ; tỉ lệ 1/5 nói lên nhu cầu xuất cảng của Tầu cấp bách bằng 5 lần nhu cầu xuất cảng của Mỹ -Tầu nóng lòng muốn giải quyết bế tắc quan thuế nhiều bằng 5 lần Mỹ.

Thế mạnh duy nhất của Tầu là chế độ cộng sản độc đoán; áp lực kinh tế không gây quá nhiều ảnh hưởng cho ông Xí, như nó đã từng gây áp lực cho ông Trump năm ngoái khi Tầu tẩy chay không mua đậu nành của nông gia Mỹ.

Năm nay, Xí chưa nói là ông ta sẽ tẩy chay, không mua những món hàng nào của Mỹ, mà thị trường chứng khoán Mỹ đã xáo động; S&P 500 đã tuột giá 2%, và những công ty có nhiều giao thương với Tầu -như Apple và Boeing- đang giao động mạnh. Chỉ số tiêu chuẩn giảm 4% trong tháng 5/2019.

Nhiều dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư đang lo ngại về tác động kinh tế của cuộc chiến thương mại leo thang, những dấu hiệu đó cũng xuất hiện trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp và thị trường hàng hóa. Một kinh tế gia uy tín -ông Chad Brown- thuộc viện Nghiên Cứu Kinh Tế Toàn Cầu Peterson (Peterson Institute for International Economics), nhận xét, “Tuần trước, ông Trump tung ra một quan niệm sai lầm và nguy hiểm vào thời điểm quan trọng trong cuộc đối đầu với người Trung Quốc; trong lúc các doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ sắp phải đứng ra trả giá.”

Ngoài việc đối phó với chính sách trợ giá của chính phủ Tầu, ông Trump còn sử dụng vũ khí Tariffs làm lợi khí tranh cử nữa, nếu ông không lầm như ông Brown nói, thì ông sẽ đắc cử thêm nhiệm kỳ thứ nhì.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT