Thế Giới

Trung tâm nghiên cứu của Nga hy vọng hồi sinh các động vật cổ đại

Monday, 03/09/2018 - 10:48:20

Tiến Sĩ Lena Grigorieva, người lập ra kế hoạch hoạt động cho trung tâm – cho biết: “Chúng tôi sở hữu những mẫu vật độc đáo nhất thế giới, không chỉ giúp mở ra khả năng nhân bản động vật, mà còn giúp giải mã những căn bệnh hiếm gặp và cách phòng ngừa.


Voi mamoth có lông thời tiền sử trong hình minh họa của các khoa học gia ngày nay. (Asian Scientis Magazine)

YAKUTSK – Một trung tâm nghiên cứu nhân bản vô tính tại Nga đang có tham vọng hồi sinh những loài động vật từ thời tiền sử. Tổng Thống Nga Vladimir Putin trong tháng 9 sẽ công bố các mục tiêu chi tiết của trung tâm nhân bản trị giá $5.8 triệu Mỹ kim đặt tại thành phố Yakutsk – thành phố lạnh nhất thế giới. Tuy nhiên, trung tâm này được cho là đang có tham vọng hồi sinh các động vật tiền sử từ các tế bào sống mà họ thu được.

Các nhà khoa học Nga và Nam Hàn đang “nghiên cứu các loài sinh vật đã tuyệt chủng như voi ma-mút, tê giác lông xoắn, hổ hang động và một số loài ngựa cổ xưa.” Các nhà khoa học Nga đã thu được nhiều mẫu DNA của động vật cổ đại, được bảo quản trong tầng đất đóng băng vĩnh cửu ở Siberia từ hàng chục ngàn năm trước.

Tiến Sĩ Lena Grigorieva, người lập ra kế hoạch hoạt động cho trung tâm – cho biết: “Chúng tôi sở hữu những mẫu vật độc đáo nhất thế giới, không chỉ giúp mở ra khả năng nhân bản động vật, mà còn giúp giải mã những căn bệnh hiếm gặp và cách phòng ngừa.

Năm 2017, giới khoa học từng khẳng định rằng họ có thể "tái sinh" voi ma-mút, sau khi tìm thấy  một thi thể đóng băng còn chứa mẫu DNA được bảo quản tốt. Loài vật to lớn này từng thống trị vùng Siberia băng giá, trước khi bị tuyệt chủng vì biến đổi khí hậu và nạn săn bắt của con người. Giờ đây, các nhà khoa học đang muốn hồi sinh loài voi khổng lồ này.

Dự kiến, những chuyên gia sẽ cấy ghép gene lấy từ xác voi ma-mút vào một loài voi châu Á. Các chuỗi gene sẽ có những đặc tính của voi ma-mút như lông xù dài, da và lớp mỡ dày, đặc biệt là máu có khả năng lưu thông tốt trong thời tiết lạnh. Các nhà khoa học cũng kỳ vọng sẽ “nuôi” phôi thai voi ma-mút trong một tử cung nhân tạo, thay vì dựa vào một con voi mẹ tự nhiên. Nếu thành công, loài voi lai tạo mới sẽ được thả về tự nhiên ở Siberia, tái tạo khu vực sinh tồn của voi ma-mút ở phía bắc Yakutia.

Voi ma-mút lông mịn từng lang thang ở vùng đất băng giá của châu Âu và Bắc Mỹ trong khoảng 140,000 năm. Chúng biến mất vào cuối thời kỳ Pleistocene, cách đây 10,000 năm. Đây là loài động vật tiền sử được giới khoa học hiểu rõ nhất nhờ vào các xác chết chưa hóa thạch, được đóng băng và bảo quản trong chính môi trường sinh sống của chúng. Một con voi ma-mút đực trưởng thành cao khoảng 3.5 mét, ngà cong và dài đến 5 mét, lông dài đến 1 mét.

Nếu voi ma-mút được hồi sinh thành công, con người có thể tiến tới hồi sinh những loài động vật khác như hổ răng kiếm hoặc xa hơn là loài khủng long.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT