Đạo và Đời

Hộ niệm lúc lâm chung

Wednesday, 12/06/2019 - 06:54:20

Cuộc sống chung quanh ta luôn luôn có những người phải từ giã cõi trần, thường dân cũng như nhân vật nổi tiếng, ngày nào cũng có. Nhưng hình như đa số chúng ta không biết phải làm gì...


(Getty Images)



(Cuộc sống chung quanh ta luôn luôn có những người phải từ giã cõi trần, thường dân cũng như nhân vật nổi tiếng, ngày nào cũng có. Nhưng hình như đa số chúng ta không biết phải làm gì khi ở phút cuối của cuộc đời, của chính mình hay của người mà chúng ta đến thăm viếng một lần chót trước khi chia tay vĩnh viễn. Dưới đây là trích đoạn từ bài viết “Những Điều Gia Quyến Cần Biết, Hộ Niệm Lúc Lâm Chung” không rõ tác giả, được đăng trên trang mạng của Chùa Quan Âm Orange County ở thành phố Garden Grove. Tuy bài viết dành cho người chuyên tu niệm Phật, chúng ta cũng có thể áp dụng phần lớn những điều căn dặn cho người theo bất cứ tôn giáo nào, chẳng hạn như không nên khóc lóc, nói chuyện riêng tư gần người lâm chung).

1. Bệnh nhân lắng nghe tiếng Phật hiệu, đó là thiện căn của bệnh nhân đã thành thục, nếu thọ mạng chưa hết, thì dần dần sẽ hết bệnh, còn như thọ mạng đã hết, liền được vãng sanh tây phương cực lạc thế giới.

2. Bệnh nhân lúc lâm chung, thân nhân quyến thuộc không nên kêu gọi bệnh nhân hoặc khóc lóc than van, sẽ làm rối loạn chánh niệm của bệnh nhân, khiến cho bệnh nhân đọa lạc.

3. Khi bệnh nhân vừa tắt thở, kỵ nhất là khóc lóc, kỵ nhất là lau tay chân, dời động thân thể và thay quần áo, bởi vì trong lúc này, thần thức của người vừa chết chưa rời thân thể, muốn cho họ không có cảm giác đau đớn và không mất chánh niệm, là phải nhất tâm niệm Phật, cho đến khi thần thức rời khỏi thân thể, thì nhiệm vụ của sự hộ niệm đã làm xong, những điều như trên phải tuân theo, sau đó mới chuẩn bị cử hành tang lễ.

4. Sau khi người chết không còn cảm giác nữa, tay chân cùi chỏ đầu gối đã cứng, rất khó duỗi thẳng, nên dùng khăn thấm nước nóng, đấp lên cùi chỏ và đầu gối thì sẽ mềm mại như cũ, thật ra tay chân cong cũng không sao, đừng nghe người thế tục nói, người chết tay chân không duỗi thẳng, thì đời sau sẽ thành tay cán giá và thọt chân.

Những người nói như vậy, họ không có kiến thức, nếu người có chút hiểu biết, thì biết họ nói không đúng. Còn như người tu hành có công phu, thì họ nằm nghiêng mình sang bên phải, gọi là Cát Tường Thệ, hoặc là ngồi mà vãng sanh, đứng mà vãng sanh, họ nằm nghiêng mình sang bên phải hoặc ngồi mà vãng sanh, tay chân của họ cũng cong vậy, điều này không cần giải thích, tự mình cũng hiểu. Như Thích Ca Mâu Ni Phật nhập Niết Bàn, Ngài cũng nằm nghiêng mình bên phải vậy, cho nên thân thể của người chết cong hay thẳng, thật ra không có vấn đề.

5. Sau khi người đã vãng sanh tây phương, gia quyến vẫn tiếp tục niệm Phật, không nên khóc lóc.

6. Hoàn toàn phải cúng đồ chay, không nên cúng đồ mặn, không nên sát sanh.

7. Tang lễ phải tiết kiệm, các thứ chi phí, chỉ làm Phật sự, hoặc là phóng sanh, để giúp cho người quá cố vãng sanh tây phương.

8. Thân nhân quyến thuộc của người quá cố, nếu không làm y theo điều thứ hai và điều thứ ba đã quy định, thì toàn ban hộ niệm lập tức tạm ngưng nhiệm vụ hộ niệm.

 

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT